Kỳ 2: Ứng cử viên và vận động tranh cử
Theo cuốn sách “Hỏi – Đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026” thì chậm nhất là ngày 23 tháng 4 năm 2021 (30 ngày trước ngày bầu cử), Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã gửi biên bản Hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình đến Ủy ban bầu cử cùng cấp.

Trên cơ sở danh sách giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử ở từng đơn vị hành chính lập và công bố Danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình theo từng đơn vị bầu cử chậm nhất là ngày 27 tháng 4 năm 2021 (25 ngày trước ngày bầu cử).

Trên cơ sở quyết định của Ủy ban bầu cử, Tổ bầu cử có trách nhiệm niêm yết ngay Danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở khu vực bỏ phiếu mà mình phụ trách kèm theo tiểu sử tóm tắt của từng người chậm nhất là ngày 03 tháng 5 năm 2021 (20 ngày trước ngày bầu cử) để cử tri nắm được thông tin.

Ông Kim Ngọc Thái, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh Trà Vinh phát biểu khai mạc Hội nghị (ảnh TTXVN)

Như vậy, trên cơ sở danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hiệp thương gửi đến, Ủy ban bầu cử các cấp phải lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo từng đơn vị bầu cử. Khi chuyển danh sách cho Ủy ban bầu cử, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phải bảo đảm những người trong danh sách đã đủ điều kiện, tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, làm cơ sở cho Ủy ban bầu cử lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Ủy ban bầu cử không có thẩm quyền loại bớt người đã có tên trong danh sách hoặc bổ sung người không có tên trong danh sách do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chuyển đến (trừ trường hợp phát hiện ra người ứng cử thuộc đối tượng bị xóa tên do không đủ tiêu chuẩn, điều kiện ứng cử đại biểu hoặc trường hợp người ứng cử chết hay vì lý do khác không thể tiếp tục ứng cử được nữa). Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các ứng cử viên sẽ bước vào vận động tranh cử.

Cùng với chương trình hành động, vận động tranh cử là “kênh” thông tin quan trọng để cử tri cân nhắc và lựa chọn đại biểu cho mình. Luật bầu cử đại biểu quốc hội và HĐND năm 2015 quy định có hai hình thức vận động bầu cử là thông qua hội nghị tiếp xúc cử tri do MTTQ tổ chức và qua phương tiện thông tin đại chúng của các địa phương nơi đại biểu ứng cử. Cho dù vận động tranh cử theo hình thức nào các ứng cử viên cũng phải gương mẫu tuân thủ theo quy định của pháp luật, đó là dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật.

Trong cuộc bầu cử lần trước ở đâu đó đã râm ran những câu chuyện về việc có những ứng cử viên trong khi vận động tranh cử đã hứa hẹn tặng quà, tặng tiền, xây dựng các công trình công cộng cho địa phương nơi mình ứng cử. Những việc này nếu làm sau khi trúng cử là vô cùng có ý nghĩa. Song nếu hứa hẹn, vận động trước bầu cử thì chính là việc dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo cử tri. Trong số những ứng cử viên đâu phải ai cũng giữ trọng trách và có thẩm quyền để có thể quyết cho nơi này, nơi khác ngôi trường, cây cầu. Không phải ứng cử viên nào cũng là chủ doanh nghiệp hay “đại gia” để có thể tặng tiền, quà cho cử tri. Vì vậy, những hành vi này – nếu có – của ứng cử viên nào đó sẽ tạo ra bất bình đẳng giữa các ứng cử viên.

Người xưa đã đúc kết rất hay rằng “một người lo bằng kho người làm”. Cử tri mong mỏi những đại biểu của mình phải là những người có năng lực, trình độ, luôn đau đáu và thao thức với những trăn trở, suy tư, ước vọng, mong muốn chính đáng của người dân để có thể thay mặt cử tri cất lên tiếng nói tại những diễn đàn quan trọng.

Vì lẽ ấy, ứng cử viên cần phải tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri, cần am hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế. văn hóa, xã hội, dân tộc, tôn giáo …nơi mình ứng cử. Khi trúng cử rồi, người dân mong mỏi đại biểu giành công sức, thời gian cho nhiệm vụ người đại biểu nhân dân để tham gia giám sát, quyết định những vấn đề mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân. Đó là những điều cử tri mong mỏi chứ không phải cứ hứa cho cố vào khi vận động tranh cử, nhưng trúng cử rồi thì “lâu lâu mới nghe, lâu lâu mới hiểu”. Mong lắm thay!

(Còn nữa)

Ngọc Anh

Xem kỳ 1: Cử tri và trách nhiệm công dân

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
TUYÊN TRUYỀN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 200
  • Trong tuần: 3 887
  • Tất cả: 8756953

WEBSITE BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TRÀ VINH

Trưởng Ban biên tập: Trần Quốc Tuấn

Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  

Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ TRÀ VINH

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Thái Học, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh

Điện thoại: 02943.853574 

Email: btgtutravinh@travinh.gov.vn

Website: tuyengiao.travinh.gov.vn