Trà Vinh nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng trong vùng đồng bào Khmer
Những năm qua, cấp ủy các cấp từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm chăm lo xây dựng tổ chức đảng, trong đó đặc biệt chú trọng công tác công tác xây dựng Đảng trong vùng đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh đạt được những kết quả tích cực.

Trà Vinh tỉnh có trên 31% dân số là đồng bào dân tộc Khmer, tập trung nhiều trên địa bàn các huyện: Trà Cú, Cầu Ngang, Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần... Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng trong vùng đồng bào Khmer. Trên cơ sở các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Trung ương về công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác dân tộc và chính sách dân tộc nói riêng, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cụ thể hóa thành các nghị quyết, chuyên đề, kết luận, kế hoạch, đề án sát hợp với công tác xây dựng Đảng trong vùng đồng bào Khmer như: Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 13/10/1992 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác trong vùng đồng bào dân tộc Khmer; Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/10/2003 về phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer và Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 08/10/2021 “về tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó có nội dung xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các cấp ủy, cán bộ, đảng viên; nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy các cấp, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên.

Buổi làm việc của Đảng ủy xã Thanh Sơn với phóng viên Báo Quân đội nhân dân

về công tác xây dựng đảng trong đồng bào dân tộc Khmer

    Trong những năm qua, Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên của tỉnh cơ bản đã đi vào nền nếp, bám sát nội dung của Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư (khóa X); Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo cấp ủy, lãnh đạo Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp tham dự sinh hoạt định kỳ và ngày sinh hoạt định kỳ ở các loại hình chi bộ, chi, tổ hội, phân hội; chất lượng sinh hoạt ngày được nâng lên; tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt chi bộ đạt cao hơn so với trước, đạt 93,6% (tăng 3,8% so với năm 2020).

    Song song đó, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên với nhiều mô hình, cách làm hiệu quả thiết thực, phù hợp với từng điều kiện của tỉnh, địa phương, cơ quan, đơn vị cụ thể: (1) chỉ đạo sắp xếp lại các chi bộ dưới 10 đảng viên có chức năng, nhiệm vụ tương đồng; (2) đưa đảng viên ở ban, ngành xã về sinh hoạt chi bộ ấp, khóm; (3) thí điểm mô hình sinh hoạt tổ Đảng thay cho sinh hoạt chi bộ; (4) thực hiện phiếu khảo sát chất lượng sinh hoạt chi bộ mỗi quý một lần; (5) chỉ đạo chia nhóm, cụm, tổ Đảng để sinh hoạt chi bộ, đảng bộ trong tình hình giản cách xã hội do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; (6) phân công cấp ủy, lãnh đạo sở, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở phụ trách địa bàn; (7) chỉ đạo đảng ủy xã, phường, thị trấn phân công đảng viên ấp, khóm phụ trách hộ gia đình và theo dõi tình hình dịch Covid-19; (8) cụ thể hóa 27 biểu hiện suy thoái theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) thành 82 biểu hiện suy thoái, làm khẩu hiệu treo tại trụ sở cơ quan; (9) chỉ đạo đưa nội dung thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị vào sinh hoạt chi bộ hàng tháng.

    Với những cách làm hay, linh hoạt, sáng tạo như Đảng bộ huyện Tiểu Cần, thị xã Duyên Hải tổ chức Hội nghị giao Ban Bí thư chi bộ ấp, khóm mỗi quý 01 lần, đã đang được Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo nhân rộng trong toàn tỉnh; Huyện ủy Trà Cú chỉ đạo tổ chức Hội nghị tọa đàm và chọn Chi bộ ấp Chợ Dưới (xã Phước Hưng) làm điểm chỉ đạo thực hiện nhân rộng ra toàn huyện. Ngoài ra, Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện còn phân công cán bộ phụ trách địa bàn nắm tình hình và dự sinh hoạt chi bộ.

    Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy các cấp luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy các chi bộ, đảng bộ cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của Trung ương, Tỉnh ủy, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Qua mỗi nhiệm kỳ đại hội các cấp ủy đều mở lớp cập nhật kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cho bí thư, phó bí thư và cấp ủy viên mới trúng cử, đặc biệt có ưu tiên cho cấp ủy viên là người dân tộc Khmer.

Bí thư và đảng viên chi bộ các ấp thuộc xã Thanh Sơn trao đổi với với phóng viên Báo Quân đội nhân dân

về công tác hỗ trợ đảng viên thoát nghèo ở địa phương

    Tiếp tục phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc Khmer, khắc phục tình trạng chi bộ ấp, khóm vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer không có đảng viên là người Khmer. Trước năm 2016, toàn tỉnh có 114/526 chi bộ ấp, khóm không có đảng viên là người dân tộc Khmer, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 04-KH/BTCTU, ngày 13/4/2016 về việc khắc phục chi bộ ấp, khóm không có đảng viên là nữ; chi bộ ấp, khóm có đồng bào dân tộc Khmer, với mục tiêu khắc phục triệt để những chi bộ có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhưng chi bộ không có đảng viên là người dân tộc Khmer (những ấp, khóm có từ 5% người dân tộc Khmer trở lên so với dân số của ấp, khóm). Kết quả, đến nay toàn tỉnh đã khắc phục hoàn toàn chi bộ không có đảng viên là người dân tộc Khmer (526 chi bộ).

    Các cấp ủy đảng  quan tâm xây dựng và thực hiện tốt việc tạo nguồn, quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ là người Khmer. Từ năm 2017 đến nay, Đảng bộ tỉnh đã kết nạp 1.508 đảng viên là người dân tộc Khmer, chiếm 19,93% so với tổng số đảng viên mới kết nạp (năm 2017 toàn tỉnh kết nạp 311 đảng viên, đến năm 2021 chỉ còn 237 đảng viên và 6 tháng đầu năm 2022 chỉ kết nạp được 90 đảng viên), đến nay có 8.006 đảng viên là người Khmer, chiếm 17,29%.

    Bên cạnh đó, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Trà Vinh quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer. Công tác giảm nghèo được thực hiện tốt, từ nguồn vốn được Trung ương, tỉnh đã đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng 105 công trình hạ tầng tại các xã, ấp đặc biệt khó khăn; hỗ trợ trên 700 hộ nghèo, hộ dân tộc Khmer phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kể và nhân rộng mô hình giảm nghèo; thụ hưởng các chính sách hỗ trợ đất ở cho hộ nghèo, cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; cấp phát báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Kết quả, đến cuối năm 2021, theo tiêu chuẩn nghèo cũ, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,56% (giảm 1,24% so với năm trước), trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Khmer giảm còn 0,89% (giảm 2,32%); theo tiêu chuẩn mới, toàn tỉnh có 10.207 hộ nghèo, chiếm 3,56% so với tổng số hộ dân cư, hộ nghèo dân tộc Khmer có 6.483 hộ, chiếm 7,19% so với hộ dân tộc Khmer, hộ cận nghèo là 17.215 hộ, chiếm tỷ lệ 6% so với tổng số hộ dân cư.

    Để nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng trong vùng đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới, tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp.

    Thứ nhất, tiếp tục lãnh đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ, sinh hoạt cấp ủy bảo đảm tính lãnh đạo, giáo dục và chiến đấu; đưa nội dung thực hiện Nghị quyết Trung ương (4 khóa XII), Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị vào chương trình họp lệ chi bộ hàng tháng để nâng cao chất lượng cuộc họp chi bộ; thường xuyên đổi mới, sáng tạo và chỉ đạo thí điểm một số mô hình hiệu quả trong sinh hoạt chi bộ; đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng hàng năm đúng thực chất; kịp thời khen thưởng tổ chức cơ sở đảng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu biểu theo quy định.

    Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục cán bộ, đảng viên, người lao động hiểu rõ và có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của công tác phát triển đảng viên. Xây dựng kế hoạch tạo nguồn, bồi dưỡng kết nạp đảng viên là người dân tộc Khmer, chức sắc, chức việc ở các cơ sở tôn giáo (Phật giáo Nam tông Khmer). Thông qua các phong trào thực tiễn ở cơ sở để lựa chọn những quần chúng ưu tú tạo nguồn, bồi dưỡng kết nạp vào Đảng.

    Thứ ba, chỉ đạo Trung tâm chính trị các huyện kịp thời mở các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho đối tượng cảm tình Đảng; định kỳ xét, quyết định chuẩn y kết nạp đảng viên.

    Thứ tư, cấp ủy cấp trên trực tiếp tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên; kịp thời xử lý tổ chức đảng vi phạm Điều lệ Đảng, nhất là sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ, đảng bộ; thực hiện tốt công tác rà soát, sàng lọc, kiên quyết đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; xử lý nghiêm các trường hợp đảng viên vi phạm.

    Thứ năm, tiếp tục đổi mới và nâng cao vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các chi bộ, đảng bộ cơ sở đối với việc quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Có biện pháp tuyên truyền sâu, rộng, thường xuyên, liên tục trong toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong quá trình khắc phục hạn chế, khuyết điểm, các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; hạn chế thấp nhất tập thể và cá nhân có biểu hiện suy thoái “tự diễn biển”, “tự chuyển hóa”.

    Sáu là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện tốt công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; xác minh, giải quyết kịp thời các vụ việc gây bức xúc trong nhân dân, không để kéo dài. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa” trong cán bộ, đảng viên; thực hiện tốt đạo đức công vụ; xây dựng hình ảnh người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tận tụy, gần dân, trọng dân, hết lòng phục vụ nhân dân.

    Bảy là, các cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XIII) gắn với Kết luận số 01-CT/TW của Bộ Chính trị. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm với các nội dung có trọng tâm, trọng điểm để phát hiện và xử lý kịp thời những đảng viên vi phạm tư cách, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết nội bộ trong Đảng.

    Tám là, phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí trong thực hiện quy chế giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.

Bài, ảnh: HT

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
TUYÊN TRUYỀN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 462
  • Trong tuần: 3 984
  • Tất cả: 8756101

WEBSITE BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TRÀ VINH

Trưởng Ban biên tập: Trần Quốc Tuấn

Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  

Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ TRÀ VINH

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Thái Học, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh

Điện thoại: 02943.853574 

Email: btgtutravinh@travinh.gov.vn

Website: tuyengiao.travinh.gov.vn