Phấn đấu đến năm 2025 kết nạp từ 30 đến 40 đảng viên trong lực lượng công nhân, người lao động
Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Đề án tạo nguồn và kết nạp đảng viên là lực lượng công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh. Trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2025 kết nạp từ 30 đến 40 đảng viên trong lực lượng công nhân, người lao động.

 

Mục tiêu đề ra của Đề án là xây dựng, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên trong các doanh nghiệp tư nhân; bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, đề cao ý thức trách nhiệm, vai trò gương mẫu, tích cực, chủ động đổi mới, sáng tạo, nỗ lực thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng ở cơ sở, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển. Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy cơ sở phối hợp với người quản lý doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển đúng hướng, bền vững, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá về phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xây dựng tỉnh Trà Vinh phát triển trong nhóm đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trước năm 2030.

Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2025 kết nạp từ 30 đến 40 đảng viên trong lực lượng công nhân, người lao động; chỉ tiêu được phân bổ đối với các đảng bộ, cụ thể như sau:

+ Các đảng bộ huyện, thị xã, thành phố: Mỗi đảng bộ phấn đấu đến năm 2025 tạo nguồn và kết nạp từ 05 - 07 đảng viên là lực lượng công nhân, người lao động trong doanh nghiệp tư nhân hoặc các hợp tác xã đóng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Bình quân mỗi năm, phấn đấu mỗi đảng bộ kết nạp ít nhất được 01 - 03 đảng viên (tùy theo điều kiện của từng đảng bộ).

+ Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh: Phấn đấu đến năm 2025, tạo nguồn và kết nạp từ 10 - 15 đảng viên trong các đảng bộ, chi bộ loại hình doanh nghiệp tư nhân, bình quân mỗi năm kết nạp từ 03 - 04 đảng viên.

Phấn đấu đến năm 2030 kết nạp từ 60 đến 80 đảng viên trong lực lượng công nhân, người lao động; chỉ tiêu được phân bổ đối với các đảng bộ, như sau:

+ Các đảng bộ huyện, thị xã, thành phố: Mỗi đảng bộ phấn đấu đến năm 2030 tạo nguồn để kết nạp từ 10 - 15 đảng viên là lực lượng công nhân, người lao động trong doanh nghiệp tư nhân hoặc các Hợp tác xã đóng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Bình quân mỗi năm, phấn đấu mỗi đảng bộ kết nạp từ 01 - 03 đảng viên (tùy theo điều kiện của từng đảng bộ).

+ Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh: Phấn đấu đến năm 2030, tạo nguồn và kết nạp từ 25 - 30 đảng viên trong các đảng bộ, chi bộ loại hình doanh nghiệp tư nhân, bình quân mỗi năm kết nạp từ 05 - 06 đảng viên.

Sau năm 2030, tùy theo tình hình phát triển của doanh nghiệp tư nhân và tổ chức đảng sẽ có kế hoạch phân bổ cụ thể cho phù hợp.

Tiêu chuẩn người được tạo nguồn và kết nạp vào Đảng

Bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo Quy định:

- Về tuổi đời: Từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi.

- Về trình độ học vấn: Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

- Có lý lịch rõ ràng; không vi phạm về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay.

 Để thực hiện thành công các mục tiêu Đề án, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra các giải pháp:

(1) Ban thường vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để chủ doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp, công nhân, người lao động nắm rõ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhận thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, đảng viên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp thành lập tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ trong các doanh nghiệp; trao đổi, thuyết phục và khuyến khích tự nguyện; chọn từ 02 đến 03 doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có quy mô vừa và nhỏ ở các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mang tính trọng điểm thuộc địa bàn huyện, thị xã, thành phố, khu công nghiệp, cụm công nghiệp có thành tích tiêu biểu, sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đại diện cho phong trào thi đua của địa phương và chọn trong số công nhân, người lao động tiêu biểu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để tạo nguồn và kết nạp đảng viên theo quy định, hướng dẫn của Trung ương làm điểm chỉ đạo. Qua đó, tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm, đề ra những chủ trương, giải pháp để thực hiện trong thời gian tới.

(2) Ban thường vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh và cấp ủy cơ sở thường xuyên phối hợp, tiếp xúc với người quản lý doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp để vận động, tranh thủ sự ủng hộ, tạo điều kiện cho tổ chức đoàn thể, tổ chức đảng hoạt động; xây dựng quy chế phối hợp giữa các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh với chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp để công nhân, người lao động được học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nhận thức về Đảng để phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổ chức tọa đàm bằng các hình thức phù hợp giúp cho chủ doanh nghiệp và quần chúng trong các doanh nghiệp tìm hiểu, nhận thức rõ hơn về Đảng.

(3) Tăng cường hướng dẫn thực hiện tốt công tác tạo nguồn kết nạp đảng viên là chủ doanh nghiệp, lực lượng công nhân, người lao động. Chỉ đạo trung tâm chính trị cấp huyện, Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh mở các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho đối tượng cảm tình Đảng với hình thức phù hợp (học ban đêm, ngoài giờ sản xuất, kinh doanh...).

(4) Đối với doanh nghiệp tư nhân đã có tổ chức đảng:

Cấp ủy cấp trên trực tiếp cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, giúp cấp ủy cơ sở trong doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh; đề ra các giải pháp sát hợp với tình hình hoạt động của chi bộ, đảng bộ và doanh nghiệp. Tăng cường xây dựng mối quan hệ công tác giữa tổ chức đảng cấp trên, chi bộ cấp dưới và các tổ chức liên quan để tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo giữa cấp ủy và doanh nghiệp.

Lãnh đạo thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ trong doanh nghiệp, chú trọng sinh hoạt chuyên đề để giải quyết những vấn đề công tác tạo nguồn kết nạp đảng viên trong lực lượng công nhân, cần có biện pháp thích hợp để giải quyết vấn đề trong công tác xây dựng Đảng, công tác kết nạp đảng viên, xây dựng doanh nghiệp, vấn đề việc làm, lao động...; tăng cường chế độ tự phê bình và phê bình.

Cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp trên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong các doanh nghiệp; làm cho doanh nghiệp hiểu được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức đảng và để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng; giữ vững kỷ luật, kỷ cương, phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển, vững mạnh.

(5) Đối với những doanh nghiệp tư nhân đã có đảng viên nhưng chưa có tổ chức đảng: Cấp ủy cấp trên rà soát, nắm chắc số lượng đảng viên đang làm việc ổn định trong các doanh nghiệp nhưng vẫn sinh hoạt đảng ở nơi cư trú, nếu có đủ 03 đảng viên chính thức trở lên và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định thì thành lập chi bộ. Nếu chưa đủ số lượng đảng viên để thành lập chi bộ thì chuyển số đảng viên này về sinh hoạt với một tổ chức đảng phù hợp và tích cực tạo nguồn kết nạp đảng viên trong lực lượng công nhân khi đủ điều kiện để thành lập tổ chức đảng.

(6) Đối với những doanh nghiệp chưa có đảng viên: Cấp ủy cấp trên nơi doanh nghiệp đóng trên địa bàn, phân công cấp ủy viên, đảng viên có kinh nghiệm, phối hợp với các đoàn thể phát hiện, bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng viên; khi có đủ điều kiện thì thành lập tổ chức đảng.

(7) Các cấp ủy cấp trên trực tiếp thường xuyên quan tâm xây dựng, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đảng trong các doanh nghiệp tư nhân đã có tổ chức đảng, đặc biệt là bí thư đảng bộ, chi bộ phải là những đồng chí nhiệt tình với công việc, am hiểu công tác xây dựng Đảng, có uy tín. Nếu có đủ điều kiện thì bố trí thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, giám đốc hoặc phó giám đốc kiêm bí thư hoặc phó bí cấp ủy. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng công tác cho các cấp ủy viên. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế thực hiện chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác đảng trong các doanh nghiệp và vận dụng khoản chi phù hợp để hỗ trợ một phần chi phí cho đảng viên trong doanh nghiệp khi tham gia chế độ học tập bắt buộc của Đảng.

Nguồn: Đề án 04-ĐA/TU, ngày 09/8/2022

 

TUYÊN TRUYỀN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 42
  • Hôm nay: 599
  • Trong tuần: 24 276
  • Tất cả: 8726808

WEBSITE BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TRÀ VINH

Trưởng Ban biên tập: Trần Quốc Tuấn

Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  

Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ TRÀ VINH

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Thái Học, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh

Điện thoại: 02943.853574 

Email: btgtutravinh@travinh.gov.vn

Website: tuyengiao.travinh.gov.vn