Xây dựng chính quyền số để dẫn dắt, phát triển kinh tế số, xã hội số ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Đó là nội dung phát biểu của đồng chí Trần Quốc Tuấn - UVTV - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh - Đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh tại Hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế số, xã hội số ở Đồng bằng sông Cửu Long-những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Học viện Chính trị Khu vực IV (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tại Cần Thơ ngày 23/11/2022.

Đồng chí Trần Quốc Tuấn - UVTV - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh - Đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh  phát biểu tại Hội thảo

Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương quan trọng trong công tác chuyển đổi số quốc gia để hướng đến mục tiêu tiết giảm được chi phí trung gian, tiết giảm được tất cả các loại chi phí trong quá trình quản lý xã hội thông qua các dịch vụ công và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.  Trong chuyển đổi số có 3 trụ cột chính đó là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, chính quyền số trụ cột quan trọng nhất có vai dẫn dắt cho kinh tế số, xã hội số phát triển. Đồng chí Trần Quốc Tuấn phát biểu "muốn phát triển kinh tế số, xã hội số thì chính quyền số phải phát triển trước để định hướng, dẫn dắt cho kinh tế số và xã hội số".

Có 03 yếu tố quyết định xây dựng thành công chính quyền số đó là Con người, tài nguyên số (cơ sở dữ liệu) và hạ tầng số.

Khi yếu tố con người chưa được chuẩn bị tốt thì không thể vận hành thông suốt chính quyền số, chẳng hạn như hiện nay có rất nhiều hồ sơ thủ tục hành chính được công bố cấp độ 4 tại các Bộ ngành và địa phương, nhưng vẫn còn khá nhiều trường hợp người đăng ký nộp hồ sơ trực tuyến phải lên gặp cán bộ phụ trách để được hướng dẫn thêm, không chỉ một lần, thậm chí từ 2 đến 3 lần mới hoàn tất 1 hồ sơ. Do vậy, việc ưu tiên cần làm là phải khẩn trương đào tạo nguồn nhân lực đủ tâm, đủ tầm, đủ phẩm chất đạo đức để không làm cản trở quá trình vận hành chính quyền số.

Bên cạnh nguồn nhân lực thì yếu tố “tài nguyên số” hay cơ sở dữ liệu là rất quan trọng. Để sớm đạt mục tiêu xây dựng chính quyền số, bước ưu tiên kế tiếp cần làm là phải xây dựng được nguồn tài nguyên số, hay bộ cơ sở dữ liệu (big data) trên tất cả các lĩnh vực như cơ sở dữ liệu đất đai, dân cư, hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh……. những cơ sở dữ liệu này sẽ đóng góp tích cực cho việc xây dựng chính quyền số. Ông Trần Quốc Tuấn cho biết “khi cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai hoàn thiện, các cấp chính quyền sẽ dễ dàng quản lý và hỗ trợ nhiều hơn cho người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh hơn, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí trung gian, phát huy được nhiều cơ hội đầu tư”, Cũng theo Ông Trần Quốc Tuấn " nếu đồng bằng sông Cửu Long có một cơ sở dữ liệu về tất cả các lĩnh vực và được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia, sẽ làm nền tảng cho các địa phương, đơn vị phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn và bền vững hơn".

Ông Tuấn cho biết thêm, ngoài 2 yếu tố quyết định là “Con người” và “tài nguyên số” thì “hạ tầng số” cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định xây dựng thành công chính quyền số. Hạ tầng số không khác gì hạ tầng giao thông, nếu hạ tầng giao thông sử dụng để vận tải, vận chuyển hàng hóa, thì hạ tầng số được sử dụng để chuyển tải dữ liệu số. Nếu chúng ta có hạ tầng số tốt giống như chúng ta có các đường cao tốc sẽ phục vụ công tác chuyển đổi số, công tác số hóa các số liệu của chúng ta sẽ nhanh hơn và tối ưu hơn.

Được biết, thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 26/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là một trong những đơn vị đi đầu trong triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số với mục tiêu phát huy hiệu quả việc ứng dụng các phần mềm, nền tảng công nghệ số hiện có để thực hiện việc chuyển đổi số một số mặt công tác của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhằm hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho công tác tham mưu, phục vụ và công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Công tác chuyển đổi số tại cơ quan Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, được thực hiện ở các nội dung : (1)Xây dựng các website để thực hiện lưu trữ các tài liệu chuyển đổi số do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện; (2)Sử dụng các phần mềm, nền tảng công nghệ, trí tuệ nhân tạo hiện có để xây dựng các video clip, Infographic thực hiện công tác tuyên truyền các ngày lễ kỷ niệm, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đăng tải sách lịch sử, các xuất bản phẩm, tài liệu tuyên truyền do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát hành (tài liệu phổ biến rộng rãi) dưới dạng ứng dụng sách điện tử; (3)Xây dựng thêm các tài khoản mạng xã hội để thực hiện công tác tuyên truyền; (4)Thực hiện Đề án xây dựng phần mềm sổ tay đảng viên điện tử trong phục vụ sinh hoạt chi bộ; trong triển khai, học tập và đánh giá chất lượng việc học tập Nghị quyết của Đảng.

Đến nay, thực hiện chuyển đổi số đã xây dựng được 22 cái video clip  MC ảo; 17 Video clip, 100 hình ảnh Infographic được thiết kế bằng sự phối hợp bởi các phần mềm, nền tảng công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo. Tạo lập được 02 trang web (chuyendoiso.tuyengiaotravinh.vn, tuyengiaotravinh.online) đã tải 39 tà liệu sách lịch sử, các xuất bản phẩm, tài liệu tuyên truyền do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát hành (tài liệu phổ biến rộng rãi) dưới dạng ứng dụng sách điện tử và các video clip, Infographic.  Tạo lập mới được 01 kênh tiktok Nghị quyết và Cuộc sống đã đăng 36 clip thu được được 1.315 lượt theo dõi. 01 kênh Yutube.

Qua công tác chuyển đổi số của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, hiệu quả công tác tuyên truyền tiếp cận thông tin cho cán bộ, đảng viên và người dân của tuyên giáo được nâng lên. Được Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Trung ương, các đơn vị địa phương và tỉnh thành bạn, đánh giá cao kết quả này. Kết quả thực hiện các mặt công tác chuyển đổi số đã tiết kiệm được thời gian, kinh phí trong thực hiện các mặt công tác tuyên truyền của Ban Tuyên giáo các cấp, hiệu quả tiếp cận thông tin đối với người dân rất lớn (Website Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã có trên 7.120.000 lượt người truy cập, trung bình mỗi tháng có trên 53.000 lượt người truy cập Fanpage Nghị quyết cuộc sống có trên 56.000 người theo dõi, tiếp cận 60.000 lượt người xem tin/tháng, Fanpage Trà Vinh 24/7 có gần 71.000 người theo dõi, hàng tháng tiếp cận trên 280.000 lượt người xem tin/tháng, Zalo page Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có trên 13.000 người quan tâm, hàng tháng khoảng 400.000 lượt độc tin).

Có thể nói, công tác chuyển đổi số của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, là tiền đề quan trọng để thực hiện công tác chuyển đổi số ở những năm tiếp theo. Đồng thời, thực hiện thành công công tác chuyển đổi số tại cơ quan Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sẽ là động lực dẫn dắt cho ngành tuyên giáo của Đảng nói riêng và các ngành khác nói chung thực hiện tốt công tác chuyển đổi số, từ đó làm nền tảng cho việc xây dựng kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh sớm đạt được mục tiêu đề ra.

Minh Tân

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
TUYÊN TRUYỀN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 462
  • Trong tuần: 3 984
  • Tất cả: 8756101

WEBSITE BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TRÀ VINH

Trưởng Ban biên tập: Trần Quốc Tuấn

Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  

Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ TRÀ VINH

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Thái Học, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh

Điện thoại: 02943.853574 

Email: btgtutravinh@travinh.gov.vn

Website: tuyengiao.travinh.gov.vn