Châu Thành phát huy lợi thế, tiềm năng thúc đẩy kinh tế nông nghiệp
Những năm qua huyện Châu Thành tập trung thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người cho người dân của huyện

Từ khi thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện trong 05 năm qua có chuyển biến tích cực, tăng bình quân 11,18%/năm, vượt 0,18% so với nghị quyết. Nổi bật là kinh tế vườn phát triển mạnh và mở rộng đem lại hiệu quả cao, lợi nhuận từ 80 - 100 triệu đồng/năm và giữ ổn định diện tích lúa 43.000ha/năm. Những tháng đầu năm 2020 kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển trong bối cảnh có nhiều khó khăn và thách thức do tình hình dịch bệnh Covid-19 và hạn, mặn xâm nhập nên ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của Nhân dân, nhất là về giá một số mặt hàng nông sản hoa màu, trái cây, thủy sản biến động không ngừng, làm giảm năng suất và lợi nhuận của nông dân. Trước khó khăn trên, huyện tập trung quyết liệt để đẩy mạnh đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh cả về số và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Để đạt kế hoạch trên, từ nay đến cuối năm 2020, huyện tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả các quy hoạch đã được phê duyệt, rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phù hợp. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và nông nghiệp hữu cơ nhằm tạo đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng về đề án tái cơ cấu nông nghiệp và vận động Nhân dân thực hiện chuyển đổi cây trồng, con nuôi phù hợp điều kiện của từng vùng và khu vực thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo đồng thuận từ huyện đến cơ sở nhằm thay đổi tư duy, tập quán sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, liên kết sản xuất đảm bảo tính bền vững.

Trong thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, công tác thực hiện kết cấu hạ tầng nông thôn và chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất ngày càng được quan tâm, hình thành nhiều mô hình sản xuất hiệu quả như mô hình trồng bưởi da xanh ở xã Lương Hòa, thanh long ruột đỏ ở xã Nguyệt Hóa, Song Lộc, trồng màu ở Thanh Mỹ, Hòa Lợi. Kết quả 05 năm qua, nông dân trong huyện đã chuyển đổi 367ha diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng lúa, màu và thủy sản bước đầu đạt hiệu quả khả quan. Những tháng đầu năm 2020, một số nông dân xã Long Hòa, Hòa Minh, Phước Hảo, Mỹ Chánh đã triển khai thực hiện mô hình sản xuất và tiêu thụ giống lúa thuần chất lượng cao, lúa hữu cơ, nuôi tôm càng xanh toàn đực. Bên cạnh đó, một số nông dân trong huyện tập trung chuyển đổi vườn tạp kém hiệu quả sang trồng dừa sáp hữu cơ bước đầu đạt kết quả khả quan.

Mô hình chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng dừa hiệu quả phải kể đến nông dân Phan Văn Thủy, ấp Ô Chích A, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành đã mạnh dạn chuyển đổi 05ha đất trồng lúa lên trồng dừa, tổng thu nhập bình quân từ 300 - 400 triệu đồng/năm. Theo ông Thủy, từ khi chuyển đổi sang trồng dừa kinh tế gia đình ngày càng khấm khá, không chỉ có nguồn thu nhập từ cây dừa, ông còn có nguồn thu nhập từ việc trồng xen cây ăn trái vào vườn dừa, thu nhập bình quân từ đầu năm 2020 đến nay khoảng 40 triệu đồng/tháng, có thời điểm dừa sốt giá, tổng thu nhập 60 triệu đồng/tháng.  Mô hình kinh tế vườn của nông dân Lê Văn Biên, ấp Láng Khoét, xã Song Lộc, huyện Châu Thành tổng thu nhập bình quân từ 100 - 150 triệu đồng/năm. 

Theo ông Sơn Quốc Vũ, Phó Bí thư Đảng ủy xã Song Lộc, tuy mô hình chuyển đổi đất kém hiệu quả, vườn tạp sang trồng trồng có loại cây có giá trị kinh tế cao trên địa bàn xã không phải mô hình mới nhưng bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện trên địa bàn xã đã thực hiện chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng thanh long hơn 20ha. Để mô hình này ngày càng phát triển và nhân rộng, thời gian tới, xã tập trung chỉ đạo phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế cạnh tranh, giá trị cao, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và dịch vụ sản xuất nông nghiệp. Tập trung tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng màu, một số cây ăn quả khác, cây làm thức ăn chăn nuôi; đồng thời xây dựng trang trại sản xuất tổng hợp hoặc sản xuất phi nông nghiệp có hiệu quả.

Cán bộ xã tham quan mô hình trồng thanh long ruột đỏ của nông dân Lê Văn Biên.

Bài, ảnh: MỸ NHÂN

TUYÊN TRUYỀN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 19
  • Trong tuần: 3 655
  • Tất cả: 8756254

WEBSITE BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TRÀ VINH

Trưởng Ban biên tập: Trần Quốc Tuấn

Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  

Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ TRÀ VINH

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Thái Học, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh

Điện thoại: 02943.853574 

Email: btgtutravinh@travinh.gov.vn

Website: tuyengiao.travinh.gov.vn