Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác phân luồng, đào tạo nghề cho học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phân luồng học sinh, công tác giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là của cấp ủy địa phương, của các cơ sở giáo dục - đào tạo, để góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới tại địa phương”. Đó là nội dung chỉ đạo trong Chỉ thị số 26-CT/TU, ngày 19/10/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác phân luồng, đào tạo nghề cho học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

 

Qua hơn 4 năm thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU, ngày 10/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường thực hiện công tác phân luồng, đào tạo nghề cho học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông đến năm 2020, tỉnh Trà Vinh đã đạt nhiều kết quả quan trọng; cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; chất lượng đào tạo nghề được nâng lên; các chương trình, phương pháp, nội dung ngành nghề đào tạo thường xuyên đổi mới; tỷ lệ học sinh vào học các trường nghề đã tăng so với trước. Tuy nhiên, công tác phân luồng, đào tạo nghề cho học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông còn tồn tại một số hạn chế như: Công tác tuyên truyền, tư vấn, khuyến khích học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông còn hạn chế; chưa có sự gắn kết đồng bộ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề trong công tác tuyển dụng và đào tạo; công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp chưa được đẩy mạnh; trang thiết bị, cơ sở vật chất của các trường nghề mặc dù được quan tâm nhưng vẫn còn thiếu và yếu; công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông chưa đi vào chiều sâu, hiệu quả còn thấp; tỷ lệ học sinh vào học các trường nghề mặc dù đã tăng lên nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra.

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác phân luồng, đào tạo nghề cho học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

 

1. Xác định tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phân luồng học sinh, công tác giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là của cấp ủy địa phương, của các cơ sở giáo dục - đào tạo, để góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các văn bản có liên quan đến công tác phân luồng, đào tạo nghề của Ban Thường vụ Tỉnh ủy như: Kế hoạch số 60-KH/TU, ngày 25/9/2017 về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn; Chỉ thị số 06-CT/TU, ngày 15/6/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 30/8/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động, học sinh, sinh viên đi làm việc, học tập ở nước ngoài theo hợp đồng; các văn bản cụ thể hóa của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Tổ chức sơ kết, đánh giá Đề án phân luồng, đào tạo nghề cho học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018 - 2025, nhất là các chỉ tiêu chưa đạt được trong Đề án, từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu, phù hợp để hoàn thành Đề án vào năm 2025.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tích cực tham gia vào quá trình giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi đối tượng; thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác dạy nghề; xây dựng chính sách thực sự hấp dẫn đối với người học, người dạy và người sử dụng lao động là học sinh sau trung học cơ sở đi học nghề, nhằm tạo động lực thu hút phần lớn học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề.

- Các ngành chức năng, địa phương chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thường xuyên khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của công ty, doanh nghiệp, nhằm giúp cho việc định hướng phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh đạt kết quả tốt; xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin thị trường tuyển dụng lao động, thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu nhân lực, nhu cầu đào tạo nghề, cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo, cung cấp thông tin tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đổi mới công tác giáo dục nghề nghiệp và tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, trong đó có sự tham gia tích cực của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các doanh nghiệp. Đào tạo giáo viên làm công tác hướng nghiệp cho các trường phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm 100% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có giáo viên hướng nghiệp, nhất là các trường dân tộc nội trú.

3. Tiếp tục phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương và của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức đánh giá, phân loại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để xếp loại cho phù hợp với năng lực đào tạo, từng bước hình thành thương hiệu đối với trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Tăng quy mô tuyển sinh đào tạo nghề trình độ trung cấp tại các trung tâm giáo dục thường xuyên theo hình thức vừa học văn hóa hệ giáo dục thường xuyên vừa kết hợp học nghề.

Tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô và chú ý điều chỉnh cơ cấu ngành nghề cho phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực theo quy hoạch của tỉnh, ưu tiên đào tạo nghề cho học sinh ở những vùng còn gặp nhiều khó khăn.

4. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy theo chức năng, nhiệm vụ của mình, xây dựng kế hoạch cụ thể hóa thực hiện Chỉ thị này. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp của các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn.

5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền sâu rộng đến các đoàn viên, hội viên và nhân dân về công tác phân luồng, đào tạo nghề. Phát huy tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân về việc thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác phân luồng, đào tạo nghề.

 

 

Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông định hướng các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội đối với công tác phân luồng, đào tạo nghề, giúp mọi người dân dễ dàng tiếp cận với thông tin về học nghề và nhu cầu sử dụng lao động của thị trường lao động hiện nay; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Tỉnh ủy nắm, chỉ đạo.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

TUYÊN TRUYỀN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 132
  • Trong tuần: 3 499
  • Tất cả: 8754430

WEBSITE BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TRÀ VINH

Trưởng Ban biên tập: Trần Quốc Tuấn

Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  

Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ TRÀ VINH

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Thái Học, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh

Điện thoại: 02943.853574 

Email: btgtutravinh@travinh.gov.vn

Website: tuyengiao.travinh.gov.vn