Báo chí với công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nay
Báo chí có vị trí, vai trò đặc biệt đối với tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có vai trò quan trọng trong phòng, chống tham nhũng.

Luật Báo chí (2016) quy định rất cụ thể về chức năng của báo chí. Theo đó, báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân. Báo chí ở Việt Nam được quy định rất nhiều các nhiệm vụ và quyền hạn. Báo chí thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân. Báo chí tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Báo chí phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân; phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội v.v…

Như vậy, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí. Trong những năm qua, rất nhiều các vụ việc tham nhũng không phải được phát hiện từ chính các cơ quan bảo vệ pháp luật mà lại chính từ tố giác của cán bộ, đảng viên, từ các cơ quan báo chí. Để công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nay có hiệu quả và đi vào thực chất, rất cần sự đồng hành của các cơ quan trong hệ thống chính trị với các cơ quan báo chí. Để phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm, hiệu quả của báo chí trong phòng, chống tham nhũng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau.

Các cơ quan trong hệ thống chính trị cần thường xuyên đồng hành cùng nhà báo, cùng các cơ quan báo chí trong phòng, chống tham nhũng. Công cuộc phòng, chống tham nhũng là công việc hệ trọng của đất nước, liên quan đến sự tồn vong của chế độ, của Đảng, đến niềm tin của Nhân dân vào các cơ quan công quyền. Báo chí có vị trí, vai trò đặc biệt đối với tất cả mọi lĩnh vự của đời sống xã hội. Để phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm, hiệu quả của báo chí trong phòng, chống tham nhũng cần có các cơ chế để các cơ quan bảo vệ pháp luật cung cấp thông tin cho báo chí trong điều kiện cho phép. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần có các biện pháp nghiệp vụ khác nhau để bảo vệ các nhà báo trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

 Trong thực tế, viết về chống tham nhũng, lãng phí có lẽ là một trong những mảng đề tài không những khó viết nhất mà còn rất nguy hiểm, có thể bị đe dọa tính mạng. Những kẻ tham nhũng thường cấu kết với nhau và có thể còn cấu kết với cả xã hội đen. Thông thường, những kẻ tham nhũng thường dùng các thủ đoạn tinh vi, nham hiểm. Nhà báo không có dũng khí, không có ký năng, trình độ, hạn chế về hiểu biết toàn diện các mặt của đời sống xã hội sẽ rất dễ gặp sơ suất trong nghề nghiệp, có thể gặp nguy hiểm. Những thông tin về các vụ việc tham nhũng, lãng phí khi báo chí vào cuộc thường là trước cả các cơ quan điều tra, vậy nên chỉ cần không cẩn trọng, đưa ra những dánh giá, phân tích không chuẩn xác thì không những chỉ gây khó khăn cho công tác điều tra, làm bất an dư luận mà còn có thể gây bất lợi đối với nghề nghiệp, làm mất uy tín nhà báo và cơ quan báo chí. Một nhà báo chân chính phải là người có bút sắc, lòng son, nhà báo chống tham nhũng càng cần các tố chất và bản lĩnh này. Sẽ không thể có một nhà báo “nhàn nhạt” lại có thể điều tra, đi đến tận cùng sự việc trong phòng chống tham nhũng. Cũng vậy, sẽ không thể có một nhà báo xuất sắc trong chống tham nhũng khi bản thân nhà báo không giữ được mình, đánh mất mình và có những trường hợp “bán linh hồn cho quỷ dữ”. Ở nước ta, ngoài trách nhiệm định hướng của cơ quan tuyên giáo các cấp đối với hoạt động của báo chí, thì vai trò của tổng biên tập các tờ báo là hết sức quan trọng. Các cơ quan báo chí, tổng biên tập phải thường xuyên quan tâm công tác rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo. Các cơ quan báo chí, tổng biên tập cũng cần phải có đủ dũng khí để bảo vệ các nhà báo chân chính trong đấu ranh phòng, chống tham nhũng nếu chẳng may họ bị gặp nạn…Tăng cường cơ chế phối hợp báo chí chống tham nhũng. Các cơ quan có trách nhiệm, nhất là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực; các Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các tỉnh, thành thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ với các cơ quan báo chí để trao đổi, đánh giá kết quả báo chí đấu tranh chống tham nhũng. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ những người làm báo. Đặc biệt chú trọng các kỹ năg về tìm hiểu thông tin, viết bài điều tra…Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thông qua giám sát, phản biện Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin cho báo chí. Đặc biệt, các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước cần thiết lập những đường dây để người dân có thể cung cấp các thông tin về tham nhũng cho các cơ quan và phóng viên báo chí. Cần có những giải thưởng, những tôn vinh xứng đáng đối với các nhà báo đã có thành tích trong phòng, chống tham nhũng…

Công cuộc phòng, chống tham nhũng là công việc hệ trọng của đất nước, liên quan đến sự tồn vong của chế độ, của Đảng, đến niềm tin của Nhân dân vào các cơ quan công quyền. Và, trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, báo chí luôn đóng vai trò quan trọng.

 Hồng Phúc

TUYÊN TRUYỀN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 26
  • Trong tuần: 3 662
  • Tất cả: 8756261

WEBSITE BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TRÀ VINH

Trưởng Ban biên tập: Trần Quốc Tuấn

Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  

Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ TRÀ VINH

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Thái Học, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh

Điện thoại: 02943.853574 

Email: btgtutravinh@travinh.gov.vn

Website: tuyengiao.travinh.gov.vn