PHÁT HUY TIỀM NĂNG VÀ THẾ MẠNH, ĐƯA CÀNG LONG BƯỚC VÀO THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN (2005-2010)

l. Đại hội Đảng bộ lần thứ IX, nhiệm kỳ 2005-2010
Năm 2005, là năm có nhiều sự kiện và kỷ niệm những ngày lễ lớn: 75 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 30 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, 115 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 60 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02-9, nhất là trong giai đoạn cả nước tiến hành Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng và nhân dân ta giành được những thành tựu to lớn trên các mặt chính trị, kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại, góp phần đưa vị thế của đất nước lên tầm cao mới trên trường quốc tế. Điều đó cho thấy, Đảng ta đã thể hiện cách tiếp cận có tính nguyên tắc, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề phức tạp và quan trọng, đồng thời kiên định tư tưởng Hồ Chí Minh, phấn đấu đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua kinh tế thị trường.
Tuy có được những tiền đề thuận lợi cơ bản nêu trên, nhưng 5 năm qua tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh chóng và phức tạp, các thế lực thù địch không ngừng chống phá cách mạng nước ta, đất nước đứng trước nhiều cơ hội, đồng thòi phải đối mặt những thách thức mới. Huyện Càng Long còn nhiều mặt khó khăn như: Chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn nhiều mặt yếu kém; thời tiết diễn biến thất thưòng, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi; giá nguyên, nhiên, vật liệu và hàng tiêu dùng tăng cao... gây tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Các thế lực thù địch từ bên ngoài tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá vào địa bàn huyện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội từng lúc, từng nơi diễn biến phức tạp.
Trong bối cảnh đó, từ ngày 03-10-2005 đến ngày 05-10-2005, tại Hội trưòng Huyện ủy diễn ra Đại hội Đảng bộ huyện Càng Long lần thứ IX. Về dự Đại hội có 250 đại biểu thay mặt cho 3.779 đảng viên ở 55 tổ chức cơ sở đảng trong toàn Đảng bộ. Trên cơ sở đánh giá nhiệm kỳ 2000-2005, Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ chung giai đoạn 2005-2010, trong đó nhấn mạnh: Tập trung thực hiện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên cơ sở phát huy tốt truyền thống đoàn kết Kinh - Khmer - Hoa, tinh thần tự lực, tự cường của toàn Đảng bộ, động viên khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội; tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng - dịch vụ và chú trọng phát triển theo định hướng công nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đẩy mạnh công nghệ hóa và ứng dụng kỹ thuật - công nghệ trong lực lượng sản xuất; tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái; giải quyết tốt các vấn đề xã hội; phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; giảm mạnh hộ nghèo, nâng cao mức sống gia đình chính sách ngang bằng mức sống dân cư trong cùng địa phương; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo; chính sách đối với người có công và các chính sách xã hội khác; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, tăng cường củng cố hệ thống chính trị ngày càng trong sạch vững mạnh.
Đại hội bầu 39 đồng chí ủy viên Ban Chấp hành, 11 đồng chí ủy viên Ban Thưòng vụ. Đồng chí Lê Quốc Long được bầu làm Bí thư Huyện ủy. Các đồng chí Nguyễn Xuân Quang và Nguyễn Văn Sấm làm Phó Bí thư. Từ nhiệm kỳ Đại hội lần thứ IX đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ, đồng chí Nguyễn Minh Thương (nguyên Bí thư Càng Long, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh) được Tỉnh ủy điều về Càng Long làm Bí thư thay cho Lê Quốc Long được điều về Liên minh Hợp tác xã tỉnh.
2. Lãnh đạo triển khai các nhiệm vụ xây dựng kinh tế - chính trị, văn hóa xã hội
Phát triển kinh tế
Nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng toàn diện: Hệ thống thủy lợi được xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp, khép kín từng tiểu vùng. Dự án Nam Măng Thít thực hiện hoàn chỉnh. Huyện khai thác cống đập Cái Hóp, Láng Thé, chủ động nguồn nước phục vụ cho sản xuất. Hệ thống thủy lợi được củng cố: Tổ chức nạo vét kênh thủy lợi nội đồng, gia cố tu sửa hàng trăm tuyến kênh và bờ bao, lắp đặt hàng chục cống bọng. Công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật nông nghiệp được thực hiện thường xuyên, huyện mở gần 1.000 lớp, có hàng chục ngàn lượt ngưòi dự, góp phần tác động cho sản xuất trồng trọt, chăn nuôi phát triển. Bên cạnh, Đảng bộ huyện lãnh đạo hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong dân, nông dân phấn khởi đầu tư trên mảnh đất mình canh tác. Diện tích gieo trồng 3 vụ hằng năm 41.700ha, năng suất bình quân 5,02 tấn/ha, sản lượng đạt 209.270 tấn. Riêng các xã An Trường, Huyền Hội, Tân An, Phương Thạnh... năng suất bình quân 5-7 tấn/ha. Vòng quay sử dụng đất 2,82 vòng/ năm. Trước đây nơi trồng lúa đạt năng suất cao là An Trường, nay năng suất lúa ở Tân Bình, Tân An cũng không thua An Trường; bà con nông dân làm lúa năng suất từ 9-10 tấn/ha không còn là chuyện hiếm. Diện tích trồng màu được mở rộng và hình thành các vùng trồng màu chuyên canh với tổng diện tích 6.020ha. Kinh tế vườn có bước phát triển, cải tạo và làm mới l.800ha, riêng diện tích trồng dừa 5.500ha, sản lượng đạt trên 60 triệu quả; sản lượng nấm rơm năm 2010 thu hoạch đạt 640 tấn; nuôi thủy sản được chú trọng (nhất là tôm càng xanh và cá da trơn) tập trung nhiều ở xã An Trường.
Năm 2005, huyện Càng Long đã đi đầu trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, trong đó đã phát triển mạnh phong trào nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, mương vườn. Nông dân đã thả nuôi trên 13,4 triệu con tôm giống càng xanh từ tự nhiên và giống tôm nhân tạo, đã cho thu hoạch trên 950 tấn tôm càng xanh, đạt giá trị cao, nâng mức thu nhập từ diện tích đất sản xuất theo phương thức đa canh đạt từ 50 triệu đồng/ha đến 80 triệu đồng/ha.
Ngày 19-3-2006, ngành nông nghiệp và thủy sản Trà Vinh đã đầu tư 3 tỷ đồng để phát triển hệ thống thủy lợi cho vùng quy hoạch nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa, mương vườn ở huyện Càng Long, với diện tích (trong vùng quy hoạch theo kế hoạch này) là 250ha, tập trung ở các ấp Dừa Đỏ I và II xã Nhị Long; ấp Sơn Trắng xã Nhị Long Phú... nhằm tăng diện tích nuôi thủy sản. Trong đó, chủ lực là nuôi tôm càng xanh nước ngọt, đưa diện nuôi tôm càng xanh trong huyện lên 1.500ha trong năm 2006...”.
Ngoài nuôi trồng thường xuyên, bà con nông dân còn tập trung cải tạo vườn tạp. Nhiều mô hình cải tạo vườn tạp mang lại hiệu quả cao như ở xã Nhị Long, Mỹ cẩm, Bình Phú, Khóm 10 (thị trấn Càng Long), tạo điều kiện cho nhiều gia (Ềnh vươn lên khá giả. Sau khi Đảng bộ huyện lập quy hoạch phát triển kinh tế, phát động bà con nông dân thực hiện. Phong trào nông dân các xã cánh B nuôi nhử và khai thác thủy sản, nông dân các xã Tân Bình, Huyền Hội, An Trường, Bình Phú chuyển đất làm lúa sang lúa - màu (khoai môn, khổ qua, dưa leo) đạt hiệu quả cao; bà con ở Đức Mỹ chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng lác, năng suất bình quân 7-8 tấn/ha, thu nhập bình quân 10 - 20 triệu đồng/ha/vụ; số bà con trồng khổ qua, dưa leo, cà chua, đậu ở các xã Tân Bình, Huyền Hội, An Trường, Bình Phú thu nhập bình quân 30-40 triệu đồng/ha... Ngoài ra có mô hình trồng xoài kết hợp với trồng ấu trên mặt nước và nuôi thủy sản ở Nhị Long cho thu nhập trên 70 triệu đồng/ha/năm.
Ở Huyền Hội, Đảng bộ xã lãnh đạo xây dựng khép kín hệ thống thủy lợi bằng tập trung sức dân. Năm 2007, Đảng bộ vận động ngưòi dân cùng xã thực hiện 2 con kênh chạy dài song song với nhau 4km, đó là kênh Giồng Mới và kênh ấp Sóc. Đồng chí Nguyễn Văn Kịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Huyền Hội được Đảng bộ xã phân công chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này làm công tác tuyên truyền người dân cùng Đảng bộ tổ chức thực hiện. Hiểu được lợi ích của công tác thủy lợi. Ông Thạch Phương Thi (Sư cả chùa Bodhiculàmani còn gọi là chùa ấp Sóc (1) ) hiến cho công trình làm kênh cấp III này ba công đất. Tiếp theo ông Thạch Hoàng, đảng viên Chi bộ ấp Sóc hiến ba công đất; ông Kiên Ngọc Bên, đảng viên Chi bộ ấp Sóc hiến hơn một công đất và 30 gốc dừa có đường kênh đi ngang qua. Người dân ở ấp Sóc và Giồng Mới đều phấn khởi đồng tình việc làm 2 con kênh này. Đường kênh đi qua đất của nông dân nào thì nông dân đó sẵn sàng hiến bởi ai cũng biết có kênh, lúa sẽ trúng bời bời.
Hưởng ứng việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Huyên tại xã Đức Mỹ liên kết các cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh vừa dệt chiếu thảm xuất khẩu vừa tạo ra những con thú xinh: bươm bướm, chuồn chuồn, cá, ốc sên... từ những cọng lác hương đồng cỏ nội xuất sang thị trường các nước Pháp, Canađa... mang về ngoại tệ mỗi năm hàng chục ngàn đô la. Theo hướng này, ông Nguyễn Văn Thân luôn biết cách vượt khó để sản xuất những gì mà thị trường cần. Sau cơn bão số 5 năm 2007, nhiều vườn xoài của nhiều nhà vườn ở xã Đức Mỹ bị bệnh, sản lượng trái giảm 50 đến 70%, cuộc sống quá khó khăn, không thể nào chờ hai ba năm sau xoài phục hồi, cho trái. Ông Thân đi qua tỉnh Long An tìm một số nông dân học hỏi cách trồng thanh long. Thế rồi ông bỏ vốn đầu tư sản xuất. Hai năm sau, thanh long ruột đỏ của ông cho trái, thương lái đến mua 16.000 đến 18.000 đồng/kg nhưng cũng không đủ bán. Thời điểm này, 3ha thanh long của ông cho thu nhập hơn 100 triệu đồng. Đảng bộ và Hội nông dân xã Đức Mỹ áp dụng phương pháp vận động quần chúng “trăm nghe không bằng một thấy”, nhân rộng mô hình của ông Thân rộng rãi trong xã, đưa số thanh long ruột đỏ toàn xã là 37ha. Từ việc đưa cây giống thích nghi với vùng đất cánh B của huyện, Hội nông dân huyện Càng Long thường xuyên tổ chức cho nông dân các xã đến đây tham quan trực tiếp cách làm ăn hay. Hội nông dân xã Nhị Long Phú cũng đầu tư 100.000.000 đồng để mua giống, giúp bà con nông dân trong xã mở rộng diện tích trồng thanh long ruột đỏ ở địa phương.
Quan hệ sản xuất mới tiếp tục được củng cố và xây dựng, thông qua tổ chức hợp tác trong các ngành, các lĩnh vực, tập hợp 67,13% hộ nông dân vào các tổ chức kinh tế hợp tác theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Nâng cao chất lượng và thành lập mới 24 hợp tác xã, và hơn 2.000 hình thức kinh tế hợp tác với gần 50.000 thành viên. Các tổ chức này trong hoạt động luôn có phong trào tốt, như phong trào câu lạc bộ nhân giống ở ấp Phú Đức II xã Bình Phú, ấp Thạnh Hiệp xã Đức Mỹ, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp các khóm, ấp: khóm 9 thị trấn Càng Long, ấp 7A xã An Trường, ấp Tân Hạnh xã Đại Phước, ấp Nhà Thờ xã Tân An... Hợp tác xã Quyết Thắng sản xuất thảm, chiếu xuất khẩu truyền thống tập trung 2.500 xã viên, có diện tích trồng cây lác 540ha, với kinh nghiệm sản xuất đã tạo cho cây lác ở Đức Mỹ có cọng dài hơn 2 mét, màu sắc đẹp, dẻo dai, óng mượt. Cây lác ở đây ngoài cung cấp cho hợp tác xã thảm lác địa phương còn cung cấp cho thương lái các nơi. Hàng trăm hộ thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Bà con nông dân các xã như Đức Mỹ, Nhị Long, Nhị Long Phú, Đại Phúc, thị trấn Càng Long... khai thác hết mặt đất vườn trồng chuối già. Chuối được bán cho các thương lái ở Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi công chuối trồng xen trong các vườn cây ăn trái mỗi tháng cho thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng.
Với kết quả đạt được, Đảng bộ huyện tập trung nhiều hơn cho công tác tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng đất đai, nắm chắc tình hình sản xuất của nông dân. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất được triển khai mạnh mẽ tới các xã, thị trấn, các đề tài nghiên cứu khoa học, các mô hình thuộc nguồn vốn của tỉnh được triển khai thực hiện kịp thời. Mặt khác, do được đầu tư lúa giống nguyên chủng, áp dụng phương pháp sạ hàng, áp dụng khoa học - kỹ thuật mới như “3 giảm, 3 tăng” (2)( ), “1 phải, 5 giảm” (3) ( ), từ đó mà các xã cánh A phát triển rất tốt vùng lúa chất lượng cao; các xã cánh B cải tạo được vườn tạp, phát triển cây màu, cây lác, thủy sản, phát triển lúa ở những vùng đất phù hợp với cây lúa.
Trong phát triển nông nghiệp, Đảng bộ huyện Càng Long rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển trang trại theo Quyết định số 87 của ủy ban nhân dân tỉnh. Trong quá trình tổ chức, vận động, huyện tạo điều kiện cho trên 100 hộ nông dân thành lập trên 100 trang trại heo thịt, heo sinh sản, bò, gà và trang trại sản xuất giông tôm càng xanh. Những trang trại hoạt động có hiệu quả: Trang trại nuôi heo sinh sản của ông Nguyễn Nhật Tiến (ấp Lưu Tư, xã Huyền Hội), trang trại nuôi bò sinh sản của bà Thạch Thị Sa Riêng (ấp Nguyệt Lãng C, xã Bình Phú), trang trại sản xuất giống tôm càng xanh của ông Bùi Văn Rum (ở ấp Dừa Đỏ III, xã Nhị Long Phú). Quá trình xây dựng trong những năm 2005-2010, Đảng bộ huyện phát huy kết quả đạt được trong thời kỳ 2000-2005, tạo được cánh đồng mẫu với hệ thống kênh mương, cống bọng tốt nhất. Đất ruộng không còn chỗ cao chỗ thấp nên chủ động được nguồn nước, lúa giống và phân bón không bị hao phí như trước. Khi xuống giống, cây lúa lên đều, xanh một màu mát mắt. Đó là cánh đồng tại các xã An Trường, Tân An, Tân Bình, Mỹ Cẩm và Huyền Hội. Huyện phối hợp với các ngành chuyên môn của tỉnh, các doanh nghiệp nhằm liên kết theo hình thức 4 nhà “Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp” phát triển cánh đồng mẫu để từng bước nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trên cánh đồng này. 4 nhà đều có lợi, nông dân không còn lo bị tư thương ép giá nông sản.
Trong lãnh đạo phát triển, Đảng bộ huyện không làm dàn trải mà làm có trọng điểm, tạo phong trào nhân dân trong các lĩnh vực. Bước đầu hình thành và phổ biến các phong trào phát triển nông nghiệp toàn diện:
Càng Long là địa phương có diện tích dừa lớn nhất ở Trà Vinh. Cây dừa được nhiều nhà vưòn xem là cây trồng chủ lực, cho thu nhập ổn định. Ngành nông nghiệp phân công cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở chuyển giao, hướng dẫn các chủ nhà vườn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dừa, nhất là phòng trị bọ cánh cứng, liên hệ với các địa phương bạn chọn giống dừa mới cho năng suất cao để thay thế diện tích dừa bị lão hóa hoặc trồng mới... Ngành còn đầu tư 84.000 cây ca cao giống cho 412 nhà vườn ở các xã Nhị Long, Nhị Long Phú, Đại Phúc, Mỹ Cẩm, Đức Mỹ, Huyền Hội, Bình Phú, An Trường A và thị trấn Càng Long để trồng xen canh với 161ha dừa...
- Phong trào hình thành những mô hình A-C, VAC, VACR khắp các xã trong huyện: Gia đình anh Nhặn ở ấp 4 xã An Trường là nông dân đã có bằng Đại học nông nghiệp chuyên ngành chăn nuôi năm 1988, làm việc ở Phòng nông nghiệp huyện một thời gian anh lại trở về làm nông dân. Năm 1990, anh lập gia đình với chị Lê Thị Bình tốt nghiệp Trung cấp nuôi trồng thủy sản. Đôi vợ chồng trẻ quyết chí ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào cuộc sống. Từ không đất, không vốn làm ăn, anh Nhặn và chị Bình đã mượn đất bà con để ương cá giống và làm nấm rơm. Cá và nấm giúp anh chị tạo được cơ ngơi hiện nay với ll.OOOm2 vưòn, mương cá và trang trại, gồm 2.400 cây cam sành, 200 cây bưởi năm roi, vài ngàn cá bố mẹ và 50 heo giống. Vườn của anh chị có hệ thống kênh mương thật tốt, ghe tam bản gắn máy koler, thiết bị phun xịt chạy thoải mái để tưới nước, tưới phân, phun thuốc. Đến định sẵn, anh cho nổ máy, thiết bị phun nước xoay tự động khắp vườn. Và dưới mương ấy là cá, trên bò là heo. Cá ăn phân hẹo làm sạch môi trường. Heo bán ra thị trường, mỗi đợt trên 50 tạ. Điều đặc biệt là cách bồi vườn của gia đình khi bồi bùn cam, bưởi, anh đắp bùn vào gốc cây gắn liền với việc trồng cỏ. cỏ sẽ không ăn phân với cây mà còn làm nhiệm vụ giữ ẩm cho gốc cây, giữ cho mặt đất không nứt; nếu mặt đất nứt rễ cam sẽ bị đứt, cây mất sức, trái sẽ rụng.
- Mô hình nuôi tôm càng xanh trên mương vườn được nhân rộng: Mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trên đất vườn của ông Thân Văn Tánh (ấp Dừa Đỏ III, xã Nhị Long Phú) mang lợi nhuận từ 120 triệu đồng đến 170 triệu đồng/ha/năm, tăng gần 45 triệu đồng/ha/năm cũng là mô hình phát triển nông nghiệp phù hợp với chuyển dịch cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã thích ứng với cơ chế quản lý mới và đi vào phát triển, giá trị công nghiệp tăng bình quân 16,62%/năm. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Đảng bộ huyện lãnh đạo chính quyền làm công tác quản lý nhà nước, lập các dự án xây dựng ngành nghề, trong đó có xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành làng nghề; phát huy ngành nghề truyền thông; quy hoạch khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Cổ Chiên; mở rộng chợ Tân An, chợ Nhị Long làm trung tâm đầu mối giao lưu hàng hóa ở cánh A và cánh B. Từ đó mà những ngành nghề chủ lực của huyện phát triển mạnh, như xay xát lương thực, lau bóng gạo, nghề mộc gia dụng, sơ chế từ trái dừa,... Hơn 1.000 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết việc làm cho gần 7.000 lao động chính, và hơn 5.000 lao động thời vụ. Sản xuất hằng năm đều đạt kế hoạch giá trị tổng sản lượng.
Các dự án đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng như dự án sản xuất chế biến nguyên liệu từ trái dừa của Công ty Trà Bắc thuộc xã Đức Mỹ và thị trấn Càng Long, Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Việt thuộc xã An Trường. Hai công ty này khai thác lợi thế của huyện Càng Long là một huyện trồng dừa nhiều nhất tỉnh Trà Vinh. Công ty Trà Bắc phát triển ở Càng Long 2 xí nghiệp: Xí nghiệp Phú Vinh sản xuất thảm sơ dừa, Xí nghiệp Đức Mỹ sản xuất xơ dừa đóng kiện. Hai xí nghiệp này đều khai thác hết sản phẩm được tách ra từ vỏ dừa là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất thảm xơ dừa, ngoài ra còn cung cấp cho các xí nghiệp của Trà Bắc sản xuất và giao hàng cho các nước nâng cấp từ vỏ dừa làm ra nệm xơ dừa, lưới sinh thái, ván cách nhiệt, dây thừng, chủ yếu dùng trong nông nghiệp, công nghiệp xây dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, gia dụng. Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Việt có 2 cơ sở sản xuất chính: Một là cơ sở sản xuất cơm dừa sấy khô với diện tích 5.000m2, hai là cơ sở sản xuất thạch dừa với diện tích 4.000m2. Công ty có thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước Trung Đông - châu Âu. Ngoài ra các dự án của huyện trong giai đoạn này còn tập trung: xây cầu đường, lập hệ thống điện cho làng nghề xã Đức Mỹ với tổng kinh phí đầu tư 2 tỷ 260 triệu đồng. Tiến hành khảo sát, định vị cụm công nghiệp Cổ Chiên thuộc xã Đại Phước, diện tích mở rộng thêm từ 60,9ha lên 200ha do Sở Công nghiệp làm chủ đầu tư. Thông qua quy hoạch cụm công nghiệp của huyện tại ấp 3 xã An Trường với diện tích 23ha, kinh phí đầu tư xây dựng 36 tỷ đồng.
Thương mại - dịch vụ: Thương mại - dịch vụ có bước tiến bộ về đầu tư cơ sở vật chất, tổng huy động các nguồn vốn đầu tư trong nhiệm kỳ gần 12 tỷ đồng, cải tạo và nâng cấp mặt bằng chợ Càng Long, Tân An, Phương Thạnh, Huyền Hội và An Trường. Dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu dùng phát triển cũ, mới gần 3.000 cơ sở. Các cơ sở hoạt động thích ứng với cơ chế thị trường, giá trị thương mại - dịch vụ tặng bình quân 22,56%/năm. Thông tin liên lạc phát triển theo hướng hiện đại, bảo đảm nhu cầu thông tin liên lạc trong nước và quốc tế. Toàn huyện có 15.427 máy điện thoại cố định, bình quân 15 máy/100 dân. Có 17 điểm Bưu điện văn hóa và 14/14 xã, thị trấn có truy cập internet công cộng.
Xây dựng cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được cải tạo, xây dựng mới, nâng cao năng lực phục vụ: Tổng số vốn huy động đầu tư trên 3.000 tỷ đồng xây 15 tuyến đường nhựa dài 99,6km, có 2 tuyến vào trung tâm xã; thực hiện các nguồn vốn ngân sách, vốn nhân dân đóng góp và từ các nguồn vốn hỗ trợ khác đã đầu tư xây dựng cầu, đường nông thôn với kinh phí 34,5 tỷ đồng; hệ thống giao thông thông suốt, 100% xã - thị trấn có đường ô tô đến trung tâm và 100% các tuyến liên xã được bê tông hóa, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Ngoài xây dựng giao thông nông thôn, việc xây dựng trụ sở làm việc ấp cũng được Đảng bộ huyện quan tâm. Tại xã Mỹ Cẩm, năm 2009, các đồng chí Nguyễn Khẩn (là Bí thư), Trịnh Văn Út (Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã) xác định đây là công tác quan trọng, tạo điều kiện cho các ấp có nơi có chỗ làm việc, hiệu quả công tác sẽ tốt hơn. Xã không có đất công, hai đồng chí bắt tay vào công tác vận động nhân dân. Một thời gian sau, Bí thư và Chủ tịch xã được dân hỗ trợ cho mượn 8 khu đất với thòi gian 20 năm, Mỹ Cẩm xây dựng đồng loạt 8 trụ sở ấp vổi tổng số tiền là 160 triệu đồng.
Mạng lưới điện được trên đầu tư điện khí hóa phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đến nay toàn huyện có 302km đường điện trung thế, 472km đường điện hạ thế, 432 trạm biến thế với dung lượng 22.360 KVA. Mở rộng hệ thống đèn chiếu sáng công cộng tuyến cầu Mỹ Huê đi cầu Cây Cách, tuyến bệnh viện Càng Long đi cầu Suối, tuyến Hương lộ 31 với tổng số vốn trên 384 triệu đồng; khảo sát hướng tuyến và nhận mốc bàn giao mặt bằng cung cấp điện cho 1.018 hộ chưa có điện (dự án 20.000 hộ của tỉnh), đồng thời phát triển thêm 448 hộ sử dụng điện, nâng tổng số hộ sử đụng điện lên 36.577 hộ, chiếm 97%.
Tài chính: Tăng cường công tác xây dựng và quản lý ngân sách. Giữ cân đối ngân sách theo hướng tăng thu, tiết kiệm chi. Thu ngân sách hằng năm đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2010 là 109 tỷ 729 triệu đồng, bình quân 21 tỷ 945 triệu đồng/năm. Tổng chi ngân sách đến năm 2010 là 547 tỷ 965 triệu đồng, bình quân chi 109 tỷ 593 triệu đồng/năm. Việc quản lý điều hành thu - chi ngân sách đi vào nền nếp và được công khai dân chủ. Hoạt động của Ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân có nhiều tiến bộ, phát triển thêm các quỹ tín dụng nhân dân ở các xã An Trường, Tân An, Nhị Long... Tăng thêm hình thức huy động vốn, riêng nguồn vốn huy động tại chỗ năm 2010 trên 273 tỷ đồng, tăng 98,2% so với năm 2000, tăng 30,86% so với năm 2005. Mở rộng đối tượng cho vay, tập trung nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, sản xuất kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ; chú trọng cho vay phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - ngư nghiệp. Kho bạc tổ chức thu hồi các nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Thực hiện điều tiết kịp thời theo đúng tỷ lệ quy định, cấp phát ngân sách, kiểm tra các dự án sản xuất đầu tư vốn (120, 135), tái đầu tư cho các dự án sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Trong hoạt động tài chính, Đảng bộ huyện lãnh đạo tạo phong trào thực hiện cuộc vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia mua công trái giáo dục và trái phiếu của Chính phủ. Kết quả mua công trái giáo dục 362 triệu 600 ngàn đồng, đạt 129,6% chỉ tiêu; trái phiếu Chính phủ 710 triệu 400 ngàn đồng, đạt 157% chỉ tiêu trên giao.
Phát triển đời sống văn hóa xã hội
Giáo dục, hoạt động giáo dục ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành, Đảng bộ huyện lãnh đạo toàn huyện thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng “về giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ đến năm 2010”. Với sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương và sự phấn đấu của toàn ngành giáo dục, huyện thực hiện tốt công tác phát triển chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát triển quy mô giáo dục, thực hiện tốt chính sách về học phí, học bổng, chế độ cử tuyển, đẩy mạnh tiến độ phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, bảo đảm công bằng trong giáo dục. Hiệu quả của các hoạt động trên, nhân dân phấn khởi cùng với nhà trường tham gia các mặt công tác trọng tâm, từ đó giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển theo hướng tăng quy mô trường lớp và các bậc học, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị được đầu tư, đã xây dựng 292 phòng học và phòng chức năng. Toàn huyện có 70 trường học, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 Trung tâm dạy nghề, với 769 phòng học kiên cố, 242 phòng chức năng. Từ khi huyện tập trung xây dựng Trường tiểu học Nhị Long A và tiểu học Tân An A đạt chuẩn quốc gia (đây là hai trường tiểu học đầu tiên trong tỉnh đạt trường chuẩn quốc gia), huyện tiếp tục đẩy mạnh xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Huy động trẻ đến lớp mẫu giáo đạt 98,9%, học sinh trong độ tuổi đi học bậc Tiểu học đạt 99%; Trung học cơ sở 93,4%; Trung học phổ thông 59,83%.
Giai đoạn 2005 - 2010, huyện Càng Long có 4 trường cấp III và 1 phân hiệu cấp III ở Đại Phước. Số lượng trường cấp III của huyện đứng đầu tỉnh Trà Vinh. Sau khi xây dựng Trường trung học phổ thông Bình Phú, các xã đẩy mạnh công tác giáo dục.
Ở xã Nhị Long, hệ thống giáo dục xã phát triển đến đỉnh cao và toàn diện ở cả bốn bậc học: Mẫu giáo, Tiểụ học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Trường lớp được xây dựng khá hoàn chỉnh và khang trang. Tại xã Đại Phước, Đảng ủy xã phát huy tinh thần lo cho con em trong xã đi học của Linh mục Thảnh và ông Ngô Công Đức sau khi các ông ủng hộ tiền mua đất cất trường Tiểu học năm 1994, đến nhiệm kỳ này (2005 - 2010), Đảng ủy tiếp tục vận động các ông hỗ trợ 2/3 kinh phí mua đất cất trường Trung học cơ sở và trường Trung học phổ thông Bùi Hữu Nghĩa. Công tác huy động trẻ vào các cấp học đều đạt kết quả cao, chất lượng giáo dục đạt kết quả tốt. Công tác duy trì sĩ số cũng như việc chống bỏ học và lưu ban được các trường làm tốt nên công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở luôn đạt kế hoạch nghị quyết trên đề ra. Xã Nhị Long có hai trường tiểu học và mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của tỉnh Trà Vinh. Là lá cờ đầu của huyện, Trường tiểu học Nhị Long A được rất nhiều bằng khen của ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh và Bộ Giáo dục đào tạo. Xã vinh dự có nhà giáo Trần Văn Út, được Chủ tịch nước phong tặng Nhà giáo ưu tú. Thành tích trên là một quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện, xã, xây dựng sự nghiệp giáo dục. Ngành quản lý giáo dục biết khai thác sức mạnh của tập thể để làm công tác xã hội hóa giáo dục ở xã Nhị Long, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của xã phát triển đi lên. Năm 1975, xã chỉ có một người có bằng tú tài, đến năm 2010, xã Nhị Long đã có 2 ngựời nhận bằng Tiến sĩ, 9 người là Thạc sĩ, Đại học 360, Cao đẳng 220,... công tác khắp nơi trong cả nước.
Ở xã Đại Phúc, năm 2006, Đại Phúc hoàn thành công tác phổ cập trung học cơ sở; cơ sở vật chất, trang thiết bị, trường lớp được đầu tư phát triển mạnh, các trường học được quan tâm đầụ tư xây dựng theo chuẩn quốc gia, đội ngũ giáo viên không ngừng nâng cao về chất lượng, từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học.
Ở xã Tân An, trường Trung học phổ thông sau khi xây dựng một trệt một lầu đã đưa vào hoạt động, phát huy tốt hiệu quả. Cơ sở trường Trung học phổ thông chỉ trong một thời gian xây dựng, Càng Long có 1 trường huyện và 4 trường xã, trong đó ở cánh A 2 trường, cánh B 2 trường, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong huyện và huyện bạn (xã Thạnh Phú của huyện cầu Kè, giáp ranh với xã Tân An) đi học. Đảng bộ huyện lãnh đạo nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đạt kết quả. Tỷ lệ học sinh bậc tiểu học xét tuyển vào lớp 6 đạt 99,6%, trung học cơ sở vào lớp 10 đạt 98%, tốt nghiệp bậc trung học phổ thông đạt 78,23%, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng được kéo giảm, bậc tiểu học còn 0,22%, trung học cơ sở 2,96%, trung học phổ thông 7,96%, huyện được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Phong trào học tin học, ngoại ngữ phát triển khá; đến nay có 100% xã, thị trấn đã thành lập Hội khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng đi vào hoạt động có hiệu quả, tổ chức các lớp tập huấn và phổ cập trung học cơ sở được 1.185 lớp với 42.258 lượt người dự học. Phong trào vận động gây quỹ có nhiều chuyển biến tích cực, nhân dân hưởng ứng và nhận đỡ đầu cấp học bổng cho 1.467 lượt học sinh với số tiền 714,5 triệụ đồng và nhiều chương trình học bổng khác. Phong trào xây dựng “gia đình hiếu học”, “dòng họ hiếu học” được củng cố và phát triển; đến nay có 10.593 hộ tham gia đăng ký, xét cấp giấy chứng nhận 5.544 hộ, chiếm tỷ lệ 15,52% so với số hộ toàn huyện.
Tổng kết phong trào thi đua khuyến học giai đoạn 2002 - 2009: “Qua các phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của huyện, được các cấp ghi nhận và biểu dương: Tổng Công ty Car Gill Việt Nam xây dựng 6 phòng học tổng số tiền là 900 triệu đồng; Trường tiểu học Bắc Hải Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ bàn ghế học sinh trị giá 86 triệu 600 ngàn đồng. Hội Khuyến học các cấp vận động nhân dân địa phương hiến hơn 20.330m  đất để mở rộng trường học. Công tác vận động quỹ khuyến học, khuyến tài hằng năm đều tăng. Chín năm qua, vận động được 1 tỷ 341 triệu 458 ngàn đồng tiền mặt và nhiều hiện vật gồm tập vở, viết, cặp, xe đạp,... tương đương 1 tỷ 690 triệu 500 ngàn đồng, hỗ trợ cho huyện cấp học bổng, khen thưởng cho 3.150 học sinh nghèo có thành tích cao trong học tập và 118 giáo viên có hoàn cảnh khó khăn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn; ngoài ra còn có 912 học sinh được nhận đỡ đầu giúp đõ trong học tập. Các ban ngành, đoàn thể huyện vận động cán bộ, công nhân viên góp tiền gây quỹ khuyến học hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn như: phong trào nhận đỡ đầu 1 + 1 trong trưòng học đang phát triển mạnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ với phong trào xây dựng quỹ học bổng Nguyễn Thị Út hằng năm trên 15 triệu đồng trao 30 suất học bổng cho học sinh, Hội còn vận động Công ty đầu tư thiết bị Viễn thông tặng 20 suất học bổng và nhận đỡ đầu hằng năm cho 15 em học sinh nghèo hiếu học; Đoàn Thanh niên với phong trào “Vòng tay bè bạn” và “Áo xuân tặng bạn, áo lụa tặng bà” và vận động quyên góp xây dựng 3 căn nhà tình thương Khăn quàng đỏ với số tiền trên 100 triệu đồng” (5)( ).
Phong trào trên đã góp phần khơi dậy truyền thống hiếu học trong nhân dân. Nhiều người dân trong huyện tham gia chăm lo việc học cho học sinh. Trong số đó có ông Nguyễn Thành Chấn ở xã Phương Thạnh. Thấy học sinh nghèo người dân tộc Khmer đi học xa nhà, ông kết hợp với Trường tiểu học Phương Thạnh A lo suất cơm trưa cho các em. Mỗi ngày, có 15 học sinh tề tựu về đây dùng cơm với cá, thịt, rau đủ chất bổ dưỡng để các em học tốt. Chương trình dạy ngữ văn Khmer trong huyện làm tốt công tác quy hoạch đưa cán bộ cơ sở đi đào tạo, thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên công tác vùng đặc biệt khó khăn. Mặt bằng giáo dục huyện không chênh lệnh nhau giữa các vùng, về phát triển sự nghiệp giáo dục, Càng Long có ông Phạm Ngọc Trừng, hỗ trợ cho học sinh nghèo trên 80 triệu đồng, ông là người đầu tiên mở trường Mẫu giáo tư thục, mở cơ sở dạy tin học, ngoại ngữ, góp phần cùng Phòng Giáo dục huyện thực hiện xã hội hóa giáo dục.
Công tác quản lý, ứng dụng khoa học - công nghệ và bảo vệ tài nguyên - môi trường có bước phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, nhiều mô hình đầu tư thực nghiệm trồng cây ca cao xen dừa, nuôi tôm càng xanh, nuôi cá thác lác cườm, sản xuất giống lúa  mang lại hiệu quả. Công tác truyền thông và quản lý nhà nước về môi trường được tăng cường, thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp gây chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường thường xuyên được triển khai, tính đến nay toàn huyện có 17 trạm cấp nước, góp phần nâng số hộ sử dụng nước sạch 34.118 hộ, chiếm 88% so tổng số hộ.
Y tế, việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được chú trọng, các chương trình y tế quốc gia về y tế được triển khai thực hiện, chủ động phòng chống có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm, ý thức cộng đồng về tiêm chủng mở rộng nâng lên, mạng lưới y tế thường xuyên củng cố, nhất là việc tăng cường đủ bác sĩ về tuyến cơ sở, gắn với việc đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục y đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ bệnh nhân có nhiều chuyển biến tốt. Công tác khám và điều trị bệnh có nhiều tiến bộ, các chương trình y tế quốc gia đạt trên 96%; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi đến năm 2010 còn 10,7%; xây dựng 11/14 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, chiếm tỷ lệ 78,17%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2010 còn 1,21%. Đặc biệt, Đảng bộ huyện lãnh chỉ đạo thành lập Hội Đông y huyện, góp phần cùng ngành y tế thực hiện công tác phòng và trị bệnh. Thành lập Quỹ Bảo trợ trẻ em, hỗ trợ cho trẻ em nghèo hiếu học, học giỏi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Công tác xóa đói, giảm nghèo, đạt kết quả đáng khích lệ. Giai đoạn 2001-2010, bằng nhiều hình thức, biện pháp đã tạo việc làm cho 81.637 lượt lao động, bình quân 8.324 lao động/năm, vận động và tạo điều kiện 180 đối tượng xuất khẩu lao động nước ngoài. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm giảm 2,9%, còn trên 15,36%. Các hoạt động xã hội cũng phát triển tốt. Thực hiện chính sách xã hội, huyện chi trả 14 tỷ 596 triệu đồng cho các chế độ trợ cấp thường xuyên, mua 5.420 thẻ Bảo hiểm y tế cho đối tượng chính sách.
Thực hiện chính sách đối với người có công, đã xét duyệt và chi trả 5.304 đối tượng theo Quyết định số 290/CP, 188/CP và 142/CP của Thủ tướng Chính phủ, với tổng số tiền trên 20 tỷ đồng, chi trả trợ cấp thường xuyên kịp thời, giải quyết tốt chính sách an dưỡng cho đối tượng chính sách và phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng. Đặc biệt, trong giai đoạn 2001-2010, Đảng bộ huyện vận động nhân dân đóng góp cùng với ngân sách địa phương xây dựng và bàn giao 1.896 căn nhà tình nghĩa (trong số đó có những hộ quá khó khăn, Đảng bộ huyện vận động mạnh thường quân tặng cho gia đình chính sách sổ tiết kiệm), 989 căn nhà tình thương cho các đối tượng; xây dựng nhà bia ghi tên liệt sĩ, với tổng số vốn 3 tỷ 185 triệu đồng; vận động Quỹ an sinh xã hội 1 tỷ 337 triệu đồng. Tại thị trấn, ngoài việc thực hiện công tác vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa năm nào cũng đạt trên 100% kế hoạch, thị trấn còn thực hiện tốt Pháp lệnh ưu đãi người có công. Công tác chăm sóc thương binh, những người có công với cách mạng, công tác giải quyết hồ sơ chính sách luôn được Đảng bộ quan tâm lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt. Phong trào phụng dưỡng chăm sóc mẹ Việt Nam Anh hùng, vợ liệt sĩ già yếu, neo đơn, con liệt sĩ mồ côi đã được các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm thăm hỏi, tặng quà, tặng tiền. Tạo điều kiện hỗ trợ thương binh và thân nhân liệt sĩ đi nghỉ dưỡng tại Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa). Trong những năm gần đây, nhiều gia đình thương binh, liệt sĩ đã năng động sáng tạo tự lực, tự cường vươn lên làm giàu chính đáng, nuôi dạy con cháu thảo hiền, như các thương binh Lê Văn Phước, Lê Văn Hiệp khóm 10; Phạm Văn Bảy, khóm 8; Lê Văn Nhựt, khóm 3,... đến năm 2010, 100% gia đình chính sách đều có cuộc sống bằng và trên mức sống trung bình của người dân trong khu dân cư.
Hoạt động văn hóa thông tin, truyền thanh có nhiều chuyển biến, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Kịp thời tiếp âm, chuyển tải thời sự và nêu gương người tốt, việc tốt. Phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại có chuyển biến tích cực, nhiều câụ lạc bộ và tụ điểm thể dục - thể thao thu hút nhiều người tham gia, chiếm tỷ lệ trên 16% so với tổng số dân; tổ chức tốt các giải thể thao phong trào, thể thao thành tích cao. Đặc biệt tham gia tốt các môn thể thao do tỉnh tổ chức và đạt thứ hạng cao, được tặng thưởng 357 huy chương các loại (trong đó có nhiều huy chương đua ghe ngo). Phong trào văn nghệ có bước phát triển, đội thông tin lưu động và các câu lạc bộ đờn ca tài tử không ngừng đổi mới nội dung, hình thức và thể loại, duy trì sinh hoạt văn nghệ hàng tuần và phục vụ các ngày lễ lớn, tạo sinh khí vui tươi phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng hưởng ứng, từng bước đi vào chiều sâu và đạt kết quả thiết thực. Đến nay toàn huyện có 96/135 ấp, khóm văn hóa, 27.753 hộ đạt tiêu chuẩn nếp sống văn minh - gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 87% so số hộ đăng ký; 108/132 cơ quan văn minh; 53/70 trường học văn minh; 10/27 cơ sở thờ tự văn minh; xây dựng mới 2 xã văn hóa Mỹ Cẩm và An Trường. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần xây dựng nhân cách con người mới, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.
Qua 6 năm phấn đấu xây dựng, xã An Trường trở thành xã văn hóa, ngày 27-7-2010, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã ban hành Quyết định số 1374/QĐ-UBND về việc công nhận xã An Trường đạt danh hiệu xã văn hóa. Ngày lễ rước bằng công nhận danh hiệu xã văn hóa An Trường, có mặt đầy đủ các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Trà Vinh; ông Nguyễn Minh Thương, Bí thư Huyện ủy Càng Long; ông Nguyễn Xuân Quang, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Càng Long; Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hụyện Càng Long, xã An Trường, Ban chủ nhiệm các ấp văn hóa và đông đảo nhân dân, học sinh xã An Trường. Đến nay, xã An Trường đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân trong xã được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định, hệ thống chính trị xây dựng vững mạnh. Xã có 12 ấp đều đạt chuẩn ấp văn hóa, có 100% cơ quan, trường học, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng đạt chuẩn văn minh. Đại diện cơ sở tôn giáo, trường học đạt tiêu chuẩn văn minh, và hộ gia đình đạt Gia đình văn hóa đã có phát biểu ấn tượng về xã An Trưòng được công nhận xã văn hóa, đây là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân xã An Trường - một xã anh hùng trong kháng chiến; đổi mới, vươn lên trong hòa bình, xây dựng; đồng thời bày tỏ sự quyết tâm giữ vững và nâng chất lượng danh hiệu xã văn hóa trong thời gian tới.
Trong hoạt động văn hóa - thông tin thời gian này bước đầu thực hiện xã hội hóa. Huyện Càng Long phát huy nền tảng của một huyện có phong trào văn nghệ quần chúng trước đây, huyện xây dựng 6 câu lạc bộ đờn ca tài tử cấp xã. Có khoảng 120 thành viên và khoảng 96 đội văn nghệ ở ấp, mỗi đội có khoảng 15 thành viên, và thành lập Câu lạc bộ đờn ca tài tử huyện, 21 thành viên sinh hoạt thường xuyên và thường giao lưu với các câu lạc bộ các xã trong huyện, các huyện bạn. Câu lạc bộ này do nghệ nhân Tám Dấu (một gia đình có ba thế hệ gắn bó với đờn ca tài tử, nghệ nhân là cây đa, cây đề của đờn ca tài tử huyện Càng Long và đã hướng dẫn cho nhiều người biết đàn, biết hát và biết thưởng thức âm điệu mượt mà, bay bổng của những làn điệu độc đáo ở vùng đất Nam Bộ), đó là cơ sở để hoạt động văn hóa văn nghệ huyện phát triển. Trong hoạt động thể dục thể thao, xin nêu một con người biết đầu tư trang bị cho mình, gây phong trào luyện tập võ nghệ của vùng đất. Đó là Võ Thanh Tùng, ở ấp Rạch Rô III (Nhị Long), có bằng chứng nhận đạt chuẩn Huyền đai đệ nhị đẳng. Tuy là người khiếm thính, nhưng vì phong trào chung, anh kết hợp với Sở thể dục - thể thao tỉnh mở võ đường tại nhà, hàng chục võ sinh từ Rạch Rô, Rạch Mát, Dừa Đỏ,... theo học.
Có được những phong trào trên là trong hoạt động, ngành văn hóa thông tin được Đảng bộ lãnh đạo kết hợp các ngành liên quan tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ trong các cơ quan, trường học, ngoài nhân dân. Quan tâm đến thiết chế văn hóa: Xây dựng nhà thi đấu đa năng huyện; đóng một chiếc ghe ngo; nâng cấp, xây dựng trạm truyền thanh, sân bóng đá, bóng chuyền các xã; thưòng xuyên tổ chức các cuộc hội thi, hội diễn; biết trân trọng vận động, tập hợp, tổ chức những người có chuyên môn giỏi, có năng khiếu tốt tham gia phong trào. Các cán bộ làm công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đều được Đảng bộ các xã đưa đi tập huấn và tạo mọi điều kiện cho cán bộ văn hóa thưòng xuyên hoạt động, xây dựng và củng cố phong trào.
Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo
Trong công tác dân tộc: Thực hiện Nghị quyết số 01 của Tỉnh ủy (Khóa V), Nghị quyết số 06 của Tỉnh ủy (Khóa VII) và Chương trình 135 của Chính phủ, huyện đầu tư trên 30 công trình phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn với tổng số vốn trên 10 tỷ đồng, thực hiện dự án hỗ trợ nhà ở các hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, huyện xây dựng và bàn giao trên 1.000 căn nhà. Bên cạnh, còn trang bị truyền hình công cộng các chùa, cho sư sãi và bà con nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đảng bộ huyện luôn quan tâm tạo mọi điều kiện để đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ công nhân viên chức người Khmer trong các ngành huyện, xã, ấp. Tiếp theo, Đảng bộ huyện thực hiện Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II có quy định về hỗ trợ học sinh là con hộ nghèo đi học. Mỗi học sinh đang học mẫu giáo được hỗ trợ 70.000 đồng/tháng, học sinh bán trú ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông được hưởng 140.000 đồng/tháng. Từ đó mà tinh thần học tập của con em trong 3 xã Huyền Hội, Phương Thạnh, Bình Phú có đông đồng bào Khmer ngày càng hăng say. Người Khmer đã không còn xem học đạo quan trọng hơn học phổ thông theo phong tục. Bác sĩ và giáo viên trong vùng dân tộc thiểu số chiếm 50%. Người Khmer biết áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, làm lúa đạt năng suất 7 tấn/ha không còn là chuyện hiếm. Hàng hóa nông nghiệp của vùng dân tộc thiểu số làm ra, có quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ trung chuyển, bán ra những thị trường lớn. Về nhà ở của đồng bào Khmer, số nhà tre lá chỉ còn chiếm tỷ lệ 20% (1991-2000 chiếm 53%). Từ năm 2005 đến nay, đồng bào Khmer không còn ở trên giồng theo tập quán, bà con giãn dân ra đồng bám theo các con kênh làm ăn phát triển kinh tế; số hộ nghèo người Khmer còn 23% (trước đây 53%).
Trong tôn giáo: Huyện triển khai và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi công dân. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, huyện bảo đảm thực hiện đúng chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước quy định trong sinh hoạt, lễ hội và xây dựng nơi thờ tự. Ngoài ra huyện còn thành lập Phòng Dân tộc - Tôn giáo làm tham mưu cho Huyện ủy, ủy ban nhân dân quan tâm chỉ đạo đầu tư vốn phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo đối với vùng đồng bào có đạo mang lại kết quả: Chùa Khmer ở các xã Bình Phú, Huyền Hội được tu bổ, sửa sang đẹp, xung quanh chùa có đường đá; chùa Ba Si (Phương Thạnh) ngoài có đường bê tông đẹp, xung quanh chùa có nhà lầu, nhà tường. Song song các mặt công tác trên, chùa ấp Sóc và chùa Ba Si tổng hợp tư liệu làm Lý lịch chùa, củng cố hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Di tích lịch sử, năm 2009, chùa ấp Sóc được trên công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia. Thánh thất Cao Đài trong huyện đều khang trang. Các nhà thờ ở Tân An, Bãi Xan, Đức Mỹ được trùng tu. Các cha sở ở nhà thờ Bãi Xan, Đức Mỹ, Tân An luôn cùng Đảng, chính quyền, đoàn thể huyện, xã xây dựng đường sá, trựờng học, tuyên truyền việc đưa khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế, đời sống trong vùng đồng bào có đạo. Bên cạnh đó, huyện luôn tranh thủ sự lãnh đạo của trên, mở quốc lộ 60, tỉnh lộ 911, tạo cho vùng đồng bào công giáo phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội; xây dựng hệ thống chính trị trong vùng có đạo tốt. Ngày nay, tại các ấp trong vùng đồng bào công giáo đều có chi bộ, trước đây có ấp không có đảng viên tại chỗ, giờ có Đảng lãnh đạo, có cấp ủy là hạt nhân lãnh đạo nòng cốt trên từng địa bàn có đông đồng bào theo đạo, xóm đạo ngày nay phát triển toàn diện, không thua gì những nơi có trục lộ giao thông chính trước đây. Nhiều ngôi nhà kiên cố, khang trang mọc lên thay thế dần những căn nhà tre lá lụp sụp trước kia.
Nhìn chung, việc thực hiện chính sách tôn giáo của huyện Càng Long khá tốt. Huyện luôn thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của đồng bào; quan tâm tạo mọi điều kiện cho các chức sắc tôn giáo hoạt động; kết hợp chặt chẽ với từng ban trị sự, hội đồng giáo xứ làm công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến với các tín đồ tôn giáo; hỗ trợ mọi mặt để trong vùng đồng bào có đạo xây dựng các tổ chức đoàn hội, vận động công dân theo đạo làm ăn phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, đời sống văn hóa và tinh thần không ngừng phát triển, an ninh trật tự được giữ gìn, hệ thống chính trị trong vùng đồng bào tôn giáo phát triển.
Xây dựng hệ thống chính trị
Về công tác xây dựng Đảng, cấp ủy Đảng luôn xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, đã tập trung xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đặc biệt là triển khai học tập quán triệt các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhằm làm cho từng cán bộ, đảng viên không quan liêu, hách dịch, từng bước trở thành công bộc của dân. Sau khi làm công tác tư tưởng xong, qua đó xem xét làm công tác tổ chức, quy hoạch, bố trí cán bộ (tập trung cán bộ đủ chuẩn về trình độ học vấn và chính trị, chuyên môn) trong các ban ngành huyện và các tổ chức cơ sở đảng, thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện. Công tác giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên cũng được tập trung cao trong giai đoạn này. Đảng bộ huyện đã lãnh đạo biên soạn, in ấn lịch sử Đảng bộ: Nhị Long, Huyền Hội, Mỹ Cẩm, Phương Thạnh, thị trấn Càng Long, Hội Phụ nữ, ngành Dân quân y và hoàn thành bản thảo Lịch sử Đảng bộ xã Đức Mỹ, Tân An, Đại Phước. Qua đó làm công tác chỉ đạo đưa lịch sử địa phương vào chương trình giáo dục phổ thông. Các cơ sở được tuyên dương anh hùng đến giai đoạn này được nâng lên là 12/14 xã. 12 đơn vị này luôn phát huy truyền thống Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Công tác xây dựng Đảng về tổ chức luôn được quan tâm, tổ chức bộ máy các Ban Đảng được sắp xếp, kiện toàn theo đúng chức năng, nhiệm vụ, kịp thời bổ sung kiện toàn cấp ủy cờ sở. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng được nâng lên, qua kiểm tra đánh giá hằng năm có 64,67% cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh, 62,86% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong phát triển đảng viên, Đảng bộ huyện chú ý phát triển Đảng là người dân tộc, nữ, cán bộ khoa học - kỹ thuật, lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên, đến nay Đảng bộ có 58 tổ chức cơ sở đảng với 4.459 đảng viên, chiếm 3,15% so tổng số dân; riêng đảng viên trong ngành giáo dục chiếm 43,26% so tổng số giáo viên. Công tác tổ chức cán bộ được thực hiện theo quy trình dân chủ, công khai theo quy hoạch, đã đưa đào tạo hơn 1.500 cán bộ, kịp thời bổ sung, sắp xếp, luân chuyển, bổ nhiệm, đề bạt để cùng với Đảng bộ đề ra chủ trương nghị quyết và tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết Đảng bộ. Nổi bật trong công tác xây dựng Đảng thòi gian này là Đảng bộ xã Nhị Long, một trong những Đảng bộ dẫn đầu 14 Đảng bộ xã, thị trấn.
Trong xây dựng chính quyền, các tổ chức trực thuộc, bộ máy chính quyền các cấp được củng cố và kiện toàn theo hướng trong sạch vững mạnh, năng lực quản lý, điều hành có nhiều tiến bộ, đội ngũ cán bộ công chức từng bước đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa theo quy định; hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban và đại biểu Hội đồng nhân dân có chất lượng. Cải cách hành chính có nhiều tiến bộ, hiệu lực, hiệu quả quản lý được nâng lên.
Trong công tác đoàn thể Mặt trận, Đảng bộ huyện xây dựng bộ máy Nhà nước, phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã - thị trấn, với tinh thần xây dựng cán bộ chính quyền phải giỏi hành chính, quản lý hành chính và phải biết làm công tác dân vận, đi sát và lắng nghe nhân dân. Căn cứ vào thực tiễn mà kiểm tra và điều chỉnh chủ trương, chính sách địa phương. Xây dựng cho được đời sống dân chủ từ ấp, khóm, xã, thị trấn đến huyện. Thực hiện đúng quy chế dân chủ ở cơ sở, dân được biết, được nói, được bàn, được kiểm tra, giám sát.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể luôn đổi mổi nội dung, phương thức hoạt động (14/14 xã, thị trấn trong huyện đều có mô hình nuôi heo đất của Hội phụ nữ để hỗ trợ vốn-hội viên làm ăn phát triển kinh tế gia đình), hướng về cơ sở để tuyên truyền củng cố và tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Mặt trận, Dân vận đã giới thiệu đoàn viên, hội viên ưu tú cho Đảng kết nạp hơn 2.000 đảng viên; tập hợp dân vào các tổ chức chính trị xã hội đạt 74,11% dân số trong độ tuổi. Trong hoạt động các tổ chức đoàn thể giai đoạn này, hoạt động công đoàn luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xây dựng người cán bộ công chức: “Trung thành, tận tụy, sáng tạo, gương mẫu”, thật sự là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Từ đó, tổ chức Công đoàn huyện tạo được niềm tin của cán bộ, đoàn viên và công nhân viện chức lao động. Số lượng đoàn viên và công nhân viên chức lao động tham gia các hoạt động, các phong trào do Công đoàn tổ chức ngày càng đông về số, mạnh về chất, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn trong xã hội.
An ninh, quốc phòng, Đảng bộ huyện tập trung lãnh đạo nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, tạo được sự chuyển biến tích cực trên địa bàn huyện; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Chỉ thị số 05/CT-TW của Bộ Chính trị “Về tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới”, Nghị định số 163/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết liên tịch số 01/2001/NQLT ngày 4-12-2001 giữa Bộ Công an và ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “Về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới”.
Qua 7 năm thực hiện Nghị định số 163/2003/NĐ-CP của Chính phủ và 10 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch của Bộ Công an và ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể của huyện và xã đã xây dựng, triển khai thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch liên ngành, phát động tuyên truyền phòng chống tội phạm bằng nhiều hình thức khác nhau, đã mang lại những kết quả thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên đoàn thể và nhân dân trong công tác giữ gìn an ninh trật tự. Toàn huyện đã lập hồ sơ đưa vào áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn 350 đối tượng vi phạm; những hành vi vi phạm của các đối tượng chủ yếu là: Trộm cắp, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng chiếm 45,42%; xâm phạm sức khỏe, danh dự và nhân phẩm ngưòi khác chiếm 14,85%; còn lại là xâm phạm tài sản, chống ngưòi thi hành công vụ, nghiện ma túy và hành vi khác. Đối tượng vi phạm chủ yếu là ở độ tuổi thanh thiếu niên, đối tượng chưa có việc làm, trình độ học vấn thấp, kém hiểu biết về pháp luật và thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình. Trong sơ kết 7 năm thực hiện Nghị định số 163/2003/NĐ-CP của Chính phủ và 10 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/NQLT của Bộ Công an và ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí Nguyễn Thanh Chấm, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện yêu cầu thủ trưởng các ngành và ủy ban nhân dân các xã, thị trấn nghiêm túc thực hiện tốt một số công tác trọng tâm như:
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng công an và các ban ngành đoàn thể các cấp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động, hoạt động của các loại tội phạm nhằm nâng cao ý thức cảnh giác trong nội bộ và nhân dân.
- Xác định địa bàn trọng điểm cần tập trung chỉ đạo; củng cố hồ sơ đề nghị đưa vào diện đối với số đối tượng đủ điều kiện áp dụng Nghị định số 163/2003/NĐ-CP.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; tiếp tục thực hiện tốt các chương trình quốc gia về phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy, chương trình hành động phòng chống buôn bán người; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, vùng dân tộc, tôn giáo; xây dựng cơ quan, doanh nghiệp, ấp, khóm, xã, thị trấn an toàn về an ninh trật tự gắn với vững mạnh về an ninh - quốc phòng.
Thông qua phát động phong trào thực hiện Nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị và thực hiện những công tác trọng tâm của huyện, Đảng bộ huyện lãnh đạo các ngành, các cấp trong huyện cùng nhân dân dấy lên phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, gắn với thế trận an ninh nhân dân, tình hình an ninh, chính trị ổn định, trật tự xã hội, tai nạn giao thông từng bước được kiềm chế, đặc biệt xây dựng được 6 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự.
Lực lượng vũ trang xây dựng ngày càng vững mạnh, từng bước đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trong tình hình mới. Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ được rèn luyện vững vàng về chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần, khả năng phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu. Công tác huấn luyện, diễn tập, tuyển quân, tuyển sinh hằng năm đều đạt chỉ tiêu trên giao. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đúng theo đề án, chiếm tỷ lệ 1,33%. Xây dựng xã, thị trấn vững mạnh về an ninh - quốc phòng, phối hợp thực hiện tốt 3 đề án của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, đồng thời bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho hơn 18.000 đối tượng. Đặc biệt trong giai đoạn này, Ban chỉ huy quân sự huyện kết hợp với Hội Cựu chiến binh huyện tiếp tục quán triệt Thông tư liên tịch số 109/TT-CT-CCB ngày 15-4-1992 về sự phối hợp hoạt động giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam. 10 năm qua, Ban chỉ huy quân sự và Hội Cựu chiến binh huyện đã ký kết chương trình, kế hoạch phối hợp hoạt động toàn diện các nội dung theo từng giai đoạn cụ thể với chức năng nhiệm vụ chính trị của ngành, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Trong tổ chức thực hiện đã tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các nhiệm vụ địa phương,... được 107 cuộc, với 116.913 lượt cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, hội viên Hội cựu chiến binh, cựu quân nhân, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, về hoạt động phối hợp trong việc tăng cường củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng an ninh chính trị vững mạnh, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, đến nay toàn huyện đạt 12/14 xã, thị trấn vững mạnh về quốc phòng, 108/135 ấp, khóm làm chủ về quốc phòng và hầu hết các tổ chức Hội đều đạt vững mạnh. Hai ngành đã quán triệt và thực hiện tốt chương trình phối hợp tuyên truyền Luật nghĩa vụ  quân sự trong nhân dân, trong Hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân, dân quân tự vệ, dự bị động viên, nâng cao nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, trong đó quan tâm động viên con em thực hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự. Kết quả 10 năm qua, đưa 1.217 thanh niên lên đường làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đạt và vượt chỉ tiêu trên giao, số lượng thanh niên tình nguyện từ 30% (năm 2000) lên trên 50%, trong đó có gần 9% là đảng viên, chuyên môn kỹ thuật chiếm 12%.
Hoạt động tư pháp có những chuyển biến theo tinh thần cải cách tư pháp, đội ngũ cán bộ được đào tạo chuẩn hóa, công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án kịp thời, chính xác. Kết quả công tác xét xử đạt 96,6% so số vụ án thụ lý; thi hành án đạt 92,79% so số vụ án có điều kiện thi hành.
*
* *
Trong thời kỳ khôi phục kinh tế - xã hội; thực hiện đổi mới; đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Đảng bộ huyện Càng Long lãnh đạo khắc phục hậu quả sau chiến tranh, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Công việc cấp bách được thực hiện rất tốt nhất là các mặt công tác thủy lợi, cải tạo đất hoang hóa, sắp xếp lại mạng lưới thương nghiệp quốc doanh. Ra sức khôi phục và phát triển nông nghiệp song song phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần nhân dân. Đến giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế xã hội chuyển từ cơ chế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trưòng, Đảng bộ huyện phát huy những kết quả, khắc phục những khó khăn, hạn chế tiêu cực trong thời kỳ đổi mới, phát triển đường lối đổi mới, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên. Khi công cuộc đổi mới phát triển, Đảng bộ huyện lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, đưa điện, đường, trường, trạm đến các vùng nông thôn trong huyện, thực hiện dự án ngọt hóa Nam Măng Thít, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp tình hình huyện, tập trung chỉ đạo nâng cao được chất lượng giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo; nâng được chất lượng hoạt động ấp, khóm văn hóa; thực hiện tốt chính sách đối với người có công với nước, các chính sách an sinh xã hội; tăng cưòng an ninh - quốc phòng, bảo đảm ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên, gắn với việc thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

 

Chú thích:

(1) Chùa Bodhiculàmani (còn gọi là chùa ấp Sóc) được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia năm 2009.
(2) “3 giảm, 3 tăng” là chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng cho canh tác lúa. “3 giảm”: giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm lượng phân đạm. “3 tăng”: tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế.
(3)“1 phải, 5 giảm”, trong đó, “1 phải”: phải sử dụng giống lúa xác nhận; “5 giảm”: giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng phân đạm, giảm lượng nước, giảm thất thoát sau thu hoạch.
(4) 2002 - 2009 của Hội Khuyến học huyện Càng Long.
(5)  Trích báo cáo Đại hội thi đua Khuyến học lần thứ nhất giai đoạn.....

TUYÊN TRUYỀN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 19
  • Hôm nay: 304
  • Trong tuần: 3 991
  • Tất cả: 8757057

WEBSITE BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TRÀ VINH

Trưởng Ban biên tập: Trần Quốc Tuấn

Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  

Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ TRÀ VINH

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Thái Học, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh

Điện thoại: 02943.853574 

Email: btgtutravinh@travinh.gov.vn

Website: tuyengiao.travinh.gov.vn