Càng Long trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986-1991)
Tháng 7-1986, Đảng bộ huyện kết thúc Đại hội vòng 1. Từ ngày 11-9 đến 13-9-1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Càng Long lần thứ IV (vòng 2) diễn ra tại Hội trường Huyện ủy. Về dự Đại hội có 224 đại biểu thay mặt cho 47 chi, đảng bộ cơ sở của huyện. Đại hội diễn ra trong bối cảnh hướng đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên. Đại hội đề ra nhiệm vụ trong 2 năm 1986-1988 là: ổn định từng bước tình hình kinh tế - xã hội mà trọng tâm là ổn định và phát triển sản xuất, ổn định thị trường - giá cả - tài chính tiền tệ, ổn định đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; ra sức xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
Đại hội đánh giá việc xây dựng và tăng cường cấp huyện theo Nghị quyết số 50 của Hội đồng Bộ trưởng quyết định nhiệm vụ: Ổn định từng bước tình hình kinh tế - xã hội mà trọng tâm là ổn định và phát triển sản xuất, ổn định thị trường - giá cả - tài chính tiền tệ, ổn định đời sống nhân dân giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; ra sức xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Đại hội bầu đồng chí Huỳnh Văn Khâm làm Bí thư Huyện ủy, đồng chí Nguyễn Văn Nô và đồng chí Nguyễn Văn Tiết làm Phó Bí thư Huyện ủy ( ). Sau Đại hội, Đảng bộ huyện tiến hành triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội với tinh thần thi đua sôi nổi thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện.
Phát triển kinh tế
Nông nghiệp: Tổ chức phát triển kinh tế nông nghiệp theo hai cánh rõ rệt. Cánh A gồm các xã Mỹ Cẩm, An Trường, Tân An, Huyền Hội, ấp Nguyệt Trường, đầu giồng Thiện Chánh (xã Phương Thạnh), ấp Cây Cách, ấp B (xã Bình Phú) là những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng chiếm 70% tổng diện tích lúa của huyện. Tại đây, huyện tập trung phát triển cây lúa, vì đây là loại cây trồng chính. Huyện đầu tư và vận động nông dân áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đẩy mạnh khâu làm đất, mặt bằng, vệ sinh đồng ruộng, chọn giống mối ngắn ngày, kháng rầy cho năng suất cao, thâm canh, tăng vụ, tăng vòng quay của đất, tăng cường công tác thủy lợi nội đồng, bảo đảm đủ nước tưới tiêu cho cây lúa, góp phần phát triển cấy sạ 25.689ha trong toàn huyện, đạt 102,7% kế hoạch, trong đó vụ Đông - Xuân 4.065ha, Hè - Thu 9.000ha, vụ mùa 12.624ha. Cánh B gồm các xã Nhị Long, Đại Phước, Đức Mỹ; ấp số 8, số 9 (Mỹ Cẩm), các ấp còn lại của xã Bình Phú và Phương Thạnh địa hình sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Huyện lãnh đạo và vận động nông dân phát triển cây màu lương thực, cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Toàn huyện trồng 739,9ha cây màu lương thực đạt 106% kế hoạch, chủ yếu là khoai mì, khoai lang, bắp địa phương và cây có bột. Cây công nghiệp ngắn ngày: Mía 68,3ha, lác 100ha, thuốc lá 12,8ha, dưa hấu 20ha, đậu các loại 108ha. Cây công nghiệp dài ngày: Dừa trồng mới 60.380 cây, đạt 106% kế hoạch; riêng vùng chuyên canh dừa xã Đại Phước 21.700 cây, nâng tổng số 700.000 cây trong toàn huyện. Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, Đảng bộ huyện làm công tác khoán lại 61 tập đoàn, khoán sửa sai 55 tập đoàn khoán chưa đúng nội dung; kiểm tra, thanh tra vốn quỹ, củng cố Ban quản lý tập đoàn theo cơ chế mới. Nhìn chung, ngành nông nghiệp tuy mới bắt đầu đổi mới nhưng nông dân không còn lo lắng. Bà con được đảng bộ huyện, cấp ủy xã vận động khai thác hết diện tích gieo trồng.
Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp: Đổi mới theo hướng sản xuất phục vụ nông nghiệp. Đóng thùng suốt lúa cải tiến, tiểu tu các loại máy móc của nông dân. Huyện xây dựng Trại mộc tổng hợp, xưởng cơ khí, tram sửa chữa ô tô. Các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gồm: công cụ cầm tay, đồ mộc, đường mía, nước đá, nước chấm, đường kết tinh, thảm xuất khẩu cũng được tập trung phát triển trong thời gian này.
Cải tạo công thương nghiệp: tuy công tác cải tạo công thương nghiệp sắp xếp được từng ngành hàng, vận động các hộ tư thương đăng ký kinh doanh, nhưng việc thực hiện thiếu thường xuyên, từng lúc ta nặng về cải tạo hơn là xây dựng, mạng lưới thương nghiệp và hợp tác xã chưa đủ mạnh, chưa đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Công tác quản lý thị trường chưa triệt để, còn để hàng hóa ra khỏi huyện quá nhiều, giá cả tăng vọt làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Mặt trận phân phối lưu thông có biến động lớn, Đảng bộ huyện tập trung thực hiện Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 33 của Tĩnh ủy, Đề án của ủy ban nhân dân tỉnh. Quá trình tổ chức thực hiện, huyện đề ra nhiều biện pháp chấn chỉnh lại nhằm đưa sản xuất phát triển, ổn định một bước đời sống nhân dân. Đảng bộ huyện phân công nhiều Thường vụ Huyện ủy xuống xã điểm chỉ đạo, Cấp ủy xã bám từng ấp vận động, cho nông nghiệp xã làm công tác huy động lương thực. Từng xã hoàn thành tiến độ thu trên 10 ngàn tấn lương thực. Các mặt hàng như tôm càng, cơm dừa, tép bạc, hàng nông sản xuất khẩu dù không nhiều bằng các huyện ven biển nhưng huyện vẫn huy động đạt chỉ tiêu tỉnh giao.
Tài chính: Tổng thu ngân sách nhà nước ba cấp đạt 115,7% chỉ tiêu trên giao. Tổng chi ngân sách đạt 124,24% kế hoạch, trong đó tập trung chi xây dựng cơ bản, chi trợ cấp vốn lưu động, chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp văn xã, chi quản lý hành chính,... Nguồn thu đạt tỷ lệ cao nhất là thu thuế công thương nghiệp và thuế nông nghiệp.
Xây dựng cơ bản: Dù tình hình hết sức khó khăn về tài chính, ngân sách, nhưng huyện cũng tập trung vôn đầu tư xây dựng các hạng mục công trình: Cánh đồng cao sản, Cửa hàng bách hóa tổng hợp, Nghĩa trang liệt sĩ, Trạm xá xã Huyền Hội, Hàng rào chợ, Trạm máy kéo, Xí nghiệp gạch Đức Mỹ, Xí nghiệp da giầy, Công ty lương thực, Công ty thương nghiệp... Điều đáng ghi nhận trong quá trình xây dựng cơ bản thời gian này là việc xậy dựng bệnh viện, sân vận động, huyện xác định đây là công trình hết sức cần thiết. Dự án đã có, kê hoạch đã có, chỉ tiền là không có. Từ “cái khó ló cái khôn”, huyện cử nhiều đoàn cán bộ đi đến các nơi, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh để tranh thủ, vận động sự giúp đõ, hỗ trợ. Trong thòi kháng chiến chống Mỹ, có thời gian Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn chọn Càng Long làm căn cứ, đến thời hòa bình, Càng Long cần có cơ sở vật chất chăm sóc sức khỏe cho dân nên Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và các ban ngành hỗ trợ rất tích cực. Huyện lo kinh phí mua sắm trang thiết bị, dùng gạch sản xuất ở huyện xây bệnh viện, còn các chi phí khác huyện xin tỉnh mở một đợt xổ số kiến thiết. Riêng công trình sân vận động, huyện sử dụng thêm từ nguồn khai thác gỗ. Hai công trình này cũng hoàn thành cùng thời điểm các công trình nêu trên. Huyện cũng tiến hành duy tu cầu đường, sửa chữa 7 hương lộ dài 39km gồm các hương lộ Huyền Hội đi Tân An, Phương Thạnh đi Huyền Hội, Bình Phú đi Huyền Hội, Bình Phú đi Nhị Long, Đại Phước đi Phương Thạnh, An Trường đi Tân An.
Phát triển văn hóa xã hội
Giáo dục, quy mô trường lớp liên tục được phát triển. Toàn huyện có 24 trường, trong đó 15 trường cấp I với 24.552 học sinh, phân bổ 567 giáo viên đứng lớp; 9 trường cấp II với 6.124 học sinh, phân bổ 169 giáo viên đứng lớp. Bên cạnh huyện giữ vững việc tổ chức học văn hóa cấp I cho toàn dân. Học sinh mẫu giáo có 1.067 cháu học ở 35 lớp với 43 giáo viên, so năm 1986 tăng 124 cháu, 2 lớp, 4 giáo viên. Công tác giáo dục thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đồng chí Huỳnh Văn Khâm (Tư Khâm), Bí thư Huyện ủy Càng Long chủ trương: Nơi nào vận động nhân dân xây dựng trường thì Huyện ủy hỗ trợ 50 bao xi măng. Thực hiện chủ trương này, xã Tân An vận động nhân dân xây cất rất nhiều phòng học, người dân cho đất cất trường, người cho cây, tole dựng phòng lớp học. Điển hình như ông Trần Văn Hiện (ấp An Thạnh) hiến hai lần đất một công sáu (1.600m2), nuôi ba giáo viên ở Vĩnh Long về ấp nhà dạy học; ông Tư Xét hiến hơn một công rưỡi đất để xây dựng trường Tân Bình A; ông Võ Văn Trọng (ấp Long Hội) hiến một công rưỡi đất xây Trường tiểu học Tân An B. Tại xã Mỹ cẩm, ông Triệu Ngọc Anh (ấp số 5) hiến một công đất làm điểm Trường tiểu học số 5. Tại xã Nhị Long, ông Phùng Văn Gẫm (ấp Dừa Đỏ I) hiến hai công chín đất cất Trường tiểu học Nhị Long A, ông Trần Văn Có (ấp Rô III) hiến một công đất xây dựng Trường trung học cơ sở Nhị Long... Nổi bật trong việc vận động phát triển sự nghiệp giáo dục ở xã Nhị Long là thầy Nguyễn Văn Hoành ở ấp Thạnh Hiệp, thầy Trần Văn Út, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nhị Long A. Quy mô trường lớp liên tục được phát triển. Toàn huyện có gần 30 trường từ cấp I đến cấp III. Hoạt động giáo dục và đào tạo trong thời kỳ này đạt nhiều thành tích trong giáo dục phổ thông, kể cả bổ túc. Học sinh mẫu giáo hằng năm tăng 11,6%. Đạt được kết quả trên, có sức dân đóng góp rất nhiều: Tại xã Tân An, ở ấp Ninh Bình có gia đình bà Tạ Thị Dư thấy cô giáo nhà cửa xa xôi cũng về đây đem “cái chữ” đến cho con em xã nhà, bà đưa cô về nhà, lo cơm nước, chỗ ngủ. Tại ấp Long Hội, có bà Phạm Thị Bông tình nguyện tiếp nhận nhiều giáo viên đên nhà ăn, ở. Tại xã Huyền Hội, ở ấp kênh A có ông Nguyễn Văn Rằng thấy giáo viên ngoài địa phương đến đây dạy học thiếu thốn trăm bề, ông nhận 3 giáo viên về nhà ông nuôi và còn lo mọi sinh hoạt cuộc sống cho quý thầy cô rất tốt. Tại xã Nhị Long trước đây (nay là Nhị Long Phú), Chi bộ ấp Thạnh Hiệp vận động người con quê hương là ông Lê Quang Dũng, Giám đốc phà Vàm Công (An Giang) tặng cho ấp 3 phòng học. Hội Liên hiệp Phụ nữ Trà Vinh tài trợ 2 phòng học mẫu giáo, Ngân hàng thế giới tài trợ 4 phòng học tại ấp Rạch Rô II; tổ chức phi Chính phủ úc tài trợ thông qua Đồng hương Trà Vinh, xây 3 phòng học tại ấp Dừa Đỏ III (nay là Nhị Long Phú). Có phòng học cơ bản đầy đủ, không còn lớp “ba ca”, chất lượng học của học sinh nâng lên. Trường cấp I-II A, trong 10 năm qua, học sinh lớp 9 tốt nghiệp đạt tỷ lệ 100%, đứng ở tốp đầu trong huyện. Giai đoạn này, Trường cấp III Càng Long phối hợp Trường trung học Sư phạm tỉnh mở lớp hướng nghiệp dạy nghề sư phạm. Nghĩa là học sinh vừa học chương trình cấp III, vừa học chương trình sư phạm vào mùa hè. Hết 3 năm thì được thi tốt nghiệp cấp III và thi tốt nghiệp hệ sư phạm 12+2. Với sáng kiến này, Trường cấp III Càng Long góp phần với huyện khắc phục khó khăn do thiếu giáo viên.
Y tế: Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố thực hiện khám và điều trị bệnh gắn với thực hiện phong trào phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Huyện có hai bác sĩ làm công tác quản lý và điều trị bệnh. Ngành y tế làm tốt công tác tiêm phòng các bệnh nguy hiểm đối với trẻ em, kịp thời dập tắt dịch bệnh. Công tác kế hoạch hóa gia đình được chú trọng triển khai đến các đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.Trên cơ sở phát huy thành tích, ngành y tế huyện đã liên tục củng cố và phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của huyện. Phong trào sinh đẻ kế hoạch có 54,48% chị em trong độ tuổi sinh đẻ tham gia. (Lúc này Phòng y tế huyện được đổi tên là Trung tâm y tế huyện). Việc cải thiện đời sống nhân dân, nhất là nông dân tập thể và người lao động, Đảng bộ huyện vận động toàn xã hội cùng làm.
Về thông tin, văn hóa, thể thao: Công tác tuyên truyền thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào chiều rộng và chiều sâu, nội bộ và ngoài quần chúng nắm bắt được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phong trào xây dựng nếp sống mới bước đầu đã hình thành được phong cách lao động mới, xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống văn minh, tích cực bài trừ mê tín dị đoan, giảm dần tập tục lạc hậu. Khối văn xã trong huyện giải quyết tốt các chính sách xã hội, đặc biệt là việc quan tâm chăm sóc sức khỏe người dân, ngoài một bác sĩ Trưởng phòng y tế, tỉnh đưa về huyện một bác sĩ. Đội bóng đá huyện tham gia thi đấu đoạt giải nhất hạng B, được Sở Thể dục - thể thao tỉnh tặng giấy khen và thăng hạng A trong tỉnh, đại diện tỉnh dự thi đấu giải B toàn quốc; đội bóng chuyền Càng Long thi đấu đạt giải II toàn tỉnh Cửu Long. Năm 1985, bóng chuyền huyện trở thành một trong những đội mạnh của tỉnh.
Thực hiện chính sách xã hội: Huyện ủy đề nghị Tỉnh ủy điều chỉnh lại mức lương chưa hợp lý của một số cán bộ. Thực hiện trả lương kịp thời cho cán bộ hưu trí, trả trợ cấp cho gia đình liệt sĩ, thương binh và các đối tượng được hưởng chính sách. Thực hiện trợ cấp xã hội và vận động tương trợ gia đình liệt sĩ, thương binh, cán bộ hưu trí quá nghèo, neo đơn, gặp nhiều khó khăn. Tạo mọi điều kiện ưu tiên tiền lương, tiền thưỏng cho cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ ngoài huyện tăng cường cho huyện. Quan tâm cải tiến chế độ trợ cấp định suất cho cán bộ xã. Huyện thực hiện chính sách lương tốt, khẩn trương kiện toàn cơ chế, tinh giản bộ máy, giảm đối tượng hành chính sự nghiệp, chuyển sang trực tiếp sản xuất ( ). Công tác thương binh xã hội đã quy tập gần hết số hài cốt liệt sĩ về nghĩa trang huyện, xây dựng 420 ngôi mộ liệt sĩ” ( ); tiếp nhận hàng trăm hồ sơ thương binh, liệt sĩ, xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách đang cần nhà ở. Chi trả trợ cấp trên 35 triệu đồng cho gia đình thương binh liệt sĩ, cán bộ hưu trí, gia đình bộ đội tại ngũ. Trong thực hiện chính sách xã hội, năm 1986, Huyện ủy tập trung thực hiện Chỉ thị số 01 của Tỉnh ủy Cửu Long “về giản dân, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống” của đồng bào dân tộc Khmer ở 3 xã Huyền Hội, Bình Phú và Phương Thạnh; đặc biệt tại xã Phương Thạnh, Đảng ủy tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân trong xã nhất là trong đồng bào dân tộc Khmer ở khu vực các ấp Đầu Giồng, Giồng Chùa là khu vực đông dân cư, đất giồng cát không có điều kiện phát triển kinh tế. Tuy có thuận lợi lớn là đất tập đoàn nhiều nhưng việc thực hiện chủ trương mà chỉ thị Tỉnh ủy đề ra cũng gặp không ít khó khăn do phong tục tập quán của người Khmer là sống trên đất giồng cát, đất vùng cao và sinh sống cộng đồng với nhau. Nhưng với quyết tâm của toàn Đảng bộ, cán bộ xã kiên trì tuyên truyền, vận động nhân dân quán triệt chủ trương Tỉnh ủy, ra đồng canh tác. Trên Quốc lộ 53 gồm các ấp Giồng Chùa (nay là ấp Chợ), Phú Hòa, Phú Thạnh có khoảng 300 hộ, mỗi hộ được cấp 16 x llO m đất mặt tiền. Nhờ chủ trương hợp lòng dân và ý chí phấn đấu làm ăn thoát nghèo vươn lên, đã có 100 hộ đồng bào Khmer khá lên nhờ chủ trương này. Điển hình như hộ các ông Sơn Sển, Thạch Thái, Sơn Thái Nguyên... ở ấp Giồng Chùa. Phong trào giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được tăng cường phát động thường xuyên trong nhân dân nên đạt kết quả tốt.
*
Từ ngày 02-3-1989 đến ngày 03-3-1989, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Càng Long lần thứ V nhiệm kỳ 1989-1991 (vòng 2) được tiến hành ( ). Đại hội đề ra nhiệm vụ giai đoạn 1989-1991, trong đó nhấn mạnh:
l. Đẩy mạnh phát triển hàng hóa, thực hiện thắng lợi ba chương trình mục tiêu kinh tế then chốt, xác định rõ được sản phẩm chủ yếu, xí nghiệp chủ yếu, tạo ra sản phẩm chủ lực cho tiêu dùng và xuất khẩu.
2. Nhanh chóng chuyển các hoạt động kinh tế sản xuất kinh doanh xã hội chủ nghĩa, vận dụng chính sách đòn bẩy kinh tế, khuyến khích phát triển sản xuất, giải phóng sức sản xuất, tuân thủ nền kinh tế còn nhiều thành phần, nâng cao hiệu quả nền kinh tế quốc doanh, củng cố và nâng cao chất lượng kinh tế tập thể, phát triển kinh tế gia đình, sử dụng và phát huy mặt tích cực của thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, chuyển cơ chế mới phải đồng bộ giữa các ngành và trên các lĩnh vực.
3. Giải quyết việc làm cho ngưòi lao động trên cơ sở phát triển sản xuất, thực hiện tiết kiệm, hạn chế tốc độ phát triển dân số, tăng thu nhập cho người lao động, từng bước nâng cao đòi sống, giải quyết nhu cầu văn hóa - xã hội và đi lại ở nông thôn.
4. Đẩy mạnh thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa gắn liền với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhằm hạn chế việc vi phạm pháp luật trong cán bộ, đảng viên, công nhân viên và quần chúng.
5. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ có chất lượng cao, lực lượng dự bị động viên có đội ngũ chặt chẽ với ý thức sẵn sàng chiến đấu.
6. Tiếp tục thực hiện Đề án của Thường vụ Huyện ủy đã thông qua Thưòng vụ Tỉnh ủy về sắp xếp bộ máy tinh gọn, có hiệu lực, giảm biên chế, giảm khâu trung gian, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng ngành, từng tổ chức. Đổi mới và tăng cường đội ngũ cán bộ, bố trí cán bộ đáp ứng yêu cầu trước mắt và bảo đảm lâu dài, phát huy tốt đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật hiện có.
Đại hội bầu 33 đồng chí ủy viên Ban chấp hành, 11 đồng chí ủy viên Ban thường vụ. Đồng chí Nguyễn Văn Nô được bầu làm Bí thư Huyện ủy. Các đồng chí Nguyễn Văn Tiết được bầu làm Phó Bí thư trực, Phạm Văn Khen được bầu làm Phó Bí thư, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện ( ). Sau Đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo thực hiện công tác đốỉ mới toàn diện trên mọi lĩnh vực.
Phát triển kinh tế
Sản xuất nông nghiệp đạt 4,5 tấn/ha. Duy trì và củng cố hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp. Những lần đại hội, xã viên đến dự đông đủ, nghe Ban chủ nhiệm báo cáo tình hình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi... nghe công khai tài chính, thu, chi, chia lãi để cho xã viên đóng góp, xây dựng nghị quyết năm của hợp tác xã sát hợp với tình hình chung. Tiếp thu tinh thần kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VIII về Nghị quyết “Thực hiện miễn thuế nông nghiệp theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, về việc miễn thuế một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, trước đây chưa có điều kiện thực hiện; miễn giảm thuế nông nghiệp tiến tới hạn chế và xóa bỏ dần những đóng góp ở khu vực nông thôn để người nông dân có điều kiện tái đầu tư sản xuất. Nay mặc dù tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VI) giao cho Hội đồng Bộ trưỏng trình Quốc hội thi hành. Khi có chủ trương của trên, Đảng bộ huyện tổ chức thực hiện miễn thuế nông nghiệp trong thòi gian 2 năm, mỗi năm miễn 50%, người Càng Long rất vui, ra sức lao động sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp trên mảnh đất thân yêu mà mình canh tác. Phong trào tận dụng nguồn rơm rạ từ cây lúa sau thu hoạch trồng nấm rơm phát triển. Nông dân Càng Long xem nấm rơm là nguồn thu nhập xóa đói, giảm nghèo, nên nấm rơm ở xã Huyền Hội đã lan rộng ra các xã An Trường, Tân An... Nấm rơm ở Càng Long đẹp, cứng cáp, ngưòi tiêu dùng vận chuyển nấm không sợ bị dập. Từ đó thu nhập từ nấm rơm cũng nâng lên, lãi 1 công nấm hơn 3 công lúa.
Công tác thủy lợi: dù đứng trước nhiều khó khăn về tài chính, huyện vẫn luôn chú ý công tác thủy lợi nội đồng, đào đắp các tuyến bờ bao, kênh mương dài hơn 105km bằng 413.894m3 đất.
Trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Các nghề truyền thông như đan đát, dệt thảm, chiếu được phục hồi. Các ngành nghề mới được hình thành, hoạt động đi vào ổn định như xay xát, sửa chữa cơ khí... góp phần đưa tổng giá trị sản lượng công nghiệp đạt 253,7 triệu đồng (giá cố định năm 1982) so với năm 1985 tăng 44,7%. Ngành công nghiệp thực hiện cơ chế khoán và duy trì được nhiều cơ sở như cơ khí, nước đá, tơ xơ dừa. Trạm máy kéo huyện khoán được 15 đầu máy. Giải thể Xí nghiệp gạch quốc doanh huyện, trụ sở đặt tại xã Đức Mỹ do hạch toán không có lãi.
Thương nghiệp: Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Đảng bộ huyện tháo gỡ những mặt ràng buộc không hợp lý, tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế tự chủ về sản xuất kinh doanh, giảm bớt chỉ đạo sự vụ và can thiệp quá sâu vào nội bộ của từng đơn vị kinh tế. Xem hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ và giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, cùng với sự phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông dân phấn khởi phát triển sản xuất. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Huyện ra sức khắc phục khó khăn về nguyên vật liệu, thị trường xuất khẩu. Những hoạt động xuất khẩu cơ bản vẫn theo cơ chế kế hoạch, chủ yếu là giao hàng cho các doanh nghiệp Trung ương để xuất sang các nước xã hội chủ nghĩa theo Hiệp định và đổi lấy hàng tiêu dùng thiết yếu. Cũng trong thời gian này, giá cả thị trường tương đối ổn định theo hướng giảm nhất là tỷ giá vàng, đô la, giá hàng nông sản thực phẩm. Do tình hình giá cả có chiều hướng giảm liên tục, trong khi đó lãi suất vay ngân hàng liên tiếp tăng, nên các công ty, xí nghiệp kinh doanh ở huyện đứng trước một thực tế hết sức khó khăn. Mặc dù doanh thu của một số công ty so cùng kỳ năm trước không giảm, nhưng hiệu quả kinh doanh thấp, có đơn vị lỗ, thậm chí phải giải thể. Nguyên nhân là do tình hình khách quan tác động, nhưng chủ yếu là do cung cách kinh doanh, năng lực và lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác lưu thông bị hạn chế. Ngân hàng, tín dụng bắt đầu hoạt động theo phương thức hạch toán kinh tế - kinh doanh xã hội chủ nghĩa, tăng tiền vốn, tăng vòng quay của đồng vốn phục vụ yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của tập thể và kinh tế gia đình. Từng bước ổn định thị trường bằng phương thức cho tập thể và tư thương đăng ký sản xuất - kinh doanh.
Trong đổi mới nâng cao đời sống văn hóa, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế được củng cố và phát triển, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, sửa chữa và cất mới trên 150 phòng học, xây dựng Trường cấp II xã Đức Mỹ; xây dựng Trạm xá Nhị Long. Phong trào vệ sinh phòng bệnh có tiến bộ hơn trước. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác tuyển quân nghĩa vụ quân sự đạt và vượt chỉ tiêu trên giao, làm tốt chính sách hậu phương quân đội.
Trong đổi mới hệ thống chính trị, Đảng bộ xác định vai trò lãnh đạo của Đảng, xác định nhiệm vụ chính trị của mỗi đảng bộ, chi bộ cho đến từng cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện Chỉ thị số 59-CT/TW ngày 22-5-1998 của Ban Bí thư, Kế hoạch số 25 của Tỉnh ủy. Trên lĩnh vực tư tưỏng, Đảng bộ Càng Long kiên quyết chống đa nguyên, đa đảng. Cán bộ, đảng viên huyện thấy rõ âm mưu thâm độc của kẻ thù, cùng Đảng bộ củng cố và xây dựng Đảng từ huyện đến cơ sở trong sạch vững mạnh. Nhiều đảng viên giữ vai trò nòng cốt trong các đoàn thể. Xây dựng Đảng về tổ chức, Đảng bộ Càng Long thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng đến ngoài quần chúng, để đưa các tổ chức cơ sở đảng nâng cao chất lượng hoạt động. Các chi bộ, đảng bộ sinh hoạt đảng đi vào nền nếp, đúng kỳ, đúng nội dung, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình, đấu tranh xây dựng nội bộ, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực. Từ đó nhiều chi bộ, đảng bộ vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ như: Đảng ủy xã Tân An, An Trường, Mỹ Cẩm, Huyền Hội, Bình Phú, Nhị Long. Cơ sở xã An Trường có mô hình xây dựng Đảng tốt, xã Mỹ Cẩm có mô hình củng cố các đoàn thể tốt ( )... Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Huyện đưa 2 cán bộ đi học Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, đưa 10 người bồi dưỡng kiến thức mới và trung cấp chính trị ở tỉnh, mở 2 lớp bồi dưỡng đảng viên mới và đối tượng phát triển đảng, có 49 đồng chí theo học.
Trong lãnh đạo xây dựng chính quyền, Đảng bộ huyện tổ chức thực hiện công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2 cấp, chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, xã thực hiện đúng nguyên tắc, thể lệ, quy định của pháp luật về bầu cử. Sau bầu cử các cơ quan này phát huy được hiệu lực quản lý nhà nước ở huyện, xã.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể tập trung lãnh đạo công tác xây dựng hệ thống chính trị: Hình thành phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở, phát huy và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân lao động; thực hiện công khai hóa, dân chủ hóa trong xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể. Các đoàn thể quần chúng được củng cố và phát triển, nhất là sau khi Huyện ủy Càng Long đề ra Chương trình hành động số 01 “thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám khóa VI”, lề lối làm việc của cấp ủy đối với các đoàn thể quần chúng có đổi mới, các ngành đoàn thể từ huyện đến xã, ấp đông về số mạnh về chất, bảo đảm hoạt động đi vào nền nếp. Việc đổi mới hình thức, nội dung, phương thức hoạt động lúc này đi vào từng việc làm: Cán bộ có phẩm chất đạo đức được bố trí làm công tác dân vận. Các tổ chức đoàn thể khi tập hợp quần chúng vào đoàn - hội, không chỉ đòi hỏi người vào tổ chức mình thực hiện nghĩa vụ mà còn quan tâm đến quyền lợi, từ đó đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các tổ chức quần chúng. Qua thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ V và các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI), các chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước, các nghị quyết, chủ trương của tỉnh Cửu Long, Đảng bộ và nhân dân huyện Càng Long đã có một bước trưởng thành, ngày càng vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, Đảng bộ cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại cần phải ra sức khắc phục để đưa huyện nhà phát triển đi lên.
*
Qua 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo (1986-1990), Đảng bộ huyện Càng Long quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của tỉnh, vượt qua bao khó khăn thử thách, xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp, chuyển sang cơ chế quản lý mới, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra bước chuyển biến mới, chuyển hoạt động các đơn vị kinh tế quốc doanh sang hạch toán kinh tế xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế, tháo gỡ những ràng buộc không hợp lý, tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế tự chủ về sản xuất kinh doanh, giảm bớt chỉ đạo sự vụ và can thiệp quá sâu vào nội bộ của từng đơn vị kinh tế. Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tình hình kinh tế xã hội ở địa phương và trong cả nước diễn biến phức tạp, nhưng Đảng bộ huyện Càng Long kiên trì khắc phục khó khăn nhất là về giá - lương - tiền, về tình hình lạm phát, về lương thực thực phẩm; về tranh chấp ruộng đất và việc làm ăn thua lỗ của công ty, xí nghiệp sản xuất kinh doanh. Đảng bộ đã làm tốt công tác lãnh đạo tư tưởng, phát huy bản chất và truyền thông cách mạng của Đảng, đổi mới tư duy, đổi mới đội ngũ cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và phương pháp công tác, nâng cao giác ngộ cách mạng, bồi dưỡng lý tưởng phẩm chất, kiến thức và năng lực lãnh đạo chính trị của cán bộ, đảng viên, mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cưòng kỷ luật trong Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp công nhân và nhân dân lao động... Sự quyết tâm dựng xây quê hương đất nước phát triển là điểm gặp nhau của Đảng bộ, quân, dân Càng Long. Đó là những hoạt động thực hiện 3 chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, góp phần khắc phục thiếu đói, có đủ lương thực ăn và còn xuất khẩu. Đó là hình ảnh và tấm gương của những cán bộ lặn lội bám dân, giúp dân thông hiểu đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; giải quyết hàng trăm đơn đòi lại đất cũ do điều chỉnh, trang trải ruộng đất trước đây, bắt tay vào sản xuất, ổn định cuộc sống.
Qua 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới mặc dù còn nhiều khó khăn hạn chế nhưng dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội VI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV, kinh tế của huyện đã đạt được những thành tựu hết sức khả quan, kinh tế - xã hội có bước phát triển, tạo ra thế và lực mới trong bước đầu đổi mới. Kết quả đó đã được Đại hội lần thứ V Đảng bộ huyện Càng Long khẳng định “... đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước quan trọng, tuy còn nhiều khó khăn nhưng huyện tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới đất nước cho những năm tiếp theo”.
TUYÊN TRUYỀN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 14
  • Trong tuần: 3 701
  • Tất cả: 8756767

WEBSITE BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TRÀ VINH

Trưởng Ban biên tập: Trần Quốc Tuấn

Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  

Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ TRÀ VINH

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Thái Học, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh

Điện thoại: 02943.853574 

Email: btgtutravinh@travinh.gov.vn

Website: tuyengiao.travinh.gov.vn