Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Càng Long lần thứ III (1982 -1985)
Sau khi huyện tổ chức Đại hội vòng 1 (tháng 12-1981), từ ngày 19-5-1982 đến ngày 20-5-1982, Đảng bộ huyện tiến hành Đại hội (vòng 2). Đại hội diễn ra trong tình hình kinh tế - xã hội huyện tuy có phát triển, nhưng còn rất thấp so với công sức bỏ ra. Những khó khăn mới phát sinh làm cho tình hình có nhiều diễn biến phức tạp, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. Với quan điểm quán triệt và vận dụng đường lối, chính sách của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, các Nghị quyết Trung ương, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IV); Chỉ thị số 100-CT/ TW của Ban Bí thư; Quyết định số 25/CP, 26/CP của Hội đồng Chính phủ, Nghị quyết Đại hội III của Tỉnh Cửu Long để định ra từng bước đi thích hợp, đưa huyện từng bước phát triển, đi lên. Đại hội xác định nhiệm vụ xuyên suốt trong nhiệm kỳ: Tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm (trong đó có cánh đồng cao sản). Đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa thông tin và thể thao. Phát động phong trào toàn dân tham gia công tác an ninh, quốc phòng. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đủ sức lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị địa phương. Để hoàn thành nhiệm vụ trên, Đảng bộ huyện đề ra quan điểm chỉ đạo đánh giá cán bộ: “lấy năng suất, chất lượng và hiệu quả làm thước đo” và quan điểm vì dân thể hiện qua câu nói của đồng chí Huỳnh Văn Khâm Bí thư Huyện ủy: “Trong hoạt động nếu được trên cấp bằng khen mà dân không ủng hộ thì chúng ta không thành công”.
Đại hội bầu 38 ủy viên Ban chấp hành, 11 ủy viên Ban thường vụ. Đồng chí Huỳnh Văn Khâm được bầu làm Bí thư Huyện ủy. Các đồng chí Nguyễn Thanh Phong, Phó Bí thư trực; Nguyễn Văn Nô, Phó Bí thư phụ trách kinh tế; Nguyễn Công Chánh, ủy viên Thường vụ, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.
Sau Đại hội, Đảng bộ huyện Càng Long tiến hành làm công tác triển khai quán triệt nghị quyết đại hội và tổ chức thực hiện.
Phát triển kinh tế
Về nông nghiệp, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13-01-1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp. Huyện chủ trương xây dựng các tập đoàn sản xuất mới gắn liền với thực hiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp. Kết quả, đến năm 1985, toàn huyện đã tổ chức được 437 tập đoàn sản xuất, 2 hợp tác xã; tổ đoàn kết sản xuất đạt 100% quy hoạch; tập thể hóa ruộng đất 13.935ha, chiếm 88,2% tổng số diện tích canh tác, đạt 92,79% tổng số hộ trong toàn huyện. Một số xã có tổ chức hợp tác xã, trong đó có 2 hợp tác xã nội dung hoạt động khá tốt: Hợp tác xã Mỹ Trường, Hợp tác xã Cây Cách. Các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp đã ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp như: Cày ải, giữ khô đất, làm thủy lợi, sử dụng lúa ngắn ngày cho năng suất cao, thực hiện đúng lịch thời vụ và quy trình kỹ thuật cho từng loại cây trồng, phòng trừ sâu bệnh, xây dựng vùng lúa cao sản của tỉnh, của huyện, trên cơ sở đó thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất sản lượng lúa và các loại cây trồng. Tổng diện tích gieo trồng lúa trong thời kỳ 1982-1985 tăng 4%, so với thời kỳ 1980-1982; năng suất bình quân tăng 25%, tăng nhiều nhất là ở xã An Trường. Tổng sản lượng lúa của huyện giai đoạn này đạt 63.048 tấn. Trong trồng trọt, bước đầu phát triển được cây công nghiệp ngắn ngày, đưa cây màu luân canh trên đất lúa, hình thành một số vùng chuyên canh: Lúa cao sản, mía, khoai lang, khoai mì, bắp, dừa, lác, đậu... Kết quả, cây màu lương thực, thực phẩm tăng 361ha, nâng tổng số 4.496ha, sản lượng quy lúa tăng 3,84 lần so với năm 1976. Các ấp Phú Hòa, Nguyệt Trường, Thiện Chánh, Đầu Giồng (Phương Thạnh), Lưu Tư, ấp Sóc (Huyền Hội), Nguyệt Lãng A, Nguyệt Lãng B (Bình Phú), bà con người Khmer tranh thủ thời gian nông nhàn trồng rau cải trên những vùng đất rẫy trên ngàn hécta. Đặc biệt ở Bình Phú, Đảng bộ xã vận động sư phó Kiên Sóc cùng với xã làm thủy lợi nhỏ cho bà con người Khmer trồng bắp. Trong hai năm 1983-1984, thực hiện Chỉ thị số 19 này 3-5-1983 của Ban bí thư, Nghị quyết số 154/HĐBT ngày 14-12-1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngay từ khi Trung ương có chủ trương điều chỉnh ruộng đất theo phương châm “nhường cơm sẻ áo”. Từ cuộc điều chỉnh tiếp theo này, Huyện hoàn thành cơ bản công tác điều tra, vận động 1.102 hộ dư đất trang trải cho 1.458 hộ không đất, thiếu đất với diện tích điều chỉnh 659, l ha1.
Trong chăn nuôi, từng bước kết hợp trồng trọt với phát triển chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi chiếm từ 8,4% năm 1976 đã tăng lên 12,6% năm 1985 trong tổng giá trị nông nghiệp toàn huyện. Đàn heo được chú ý phát triển ngay từ năm 1976 với tổng đàn trên 14.000 con. Đến năm 1985, tổng đàn đạt 22.000 con, tăng gấp 1,5 lần so với năm 1976. Đàn heo tăng trưởng nhanh không chỉ ở nông thôn mà ngay cả ở thị trấn. Đàn trâu, bò trong huyện bảo đảm cung cấp đến trên 90% sức kéo cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cày, xới đất. Số lượng đàn trâu năm 1981 có 4.900 con, đến năm 1985 có 5.500 con. Đàn bò từ 4.000 con năm 1981 tăng lên 5.700 con. Chăn nuôi tuy phát triển nhưng, còn mang tính truyền thống, theo tập quán cũ, chủ yếu là chăn nuôi gia đình với quy mô nhỏ, manh mún. Chăn nuôi quốc doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lượng đàn.
Tiếp tục phát triển nâng cấp hệ thống thủy lợi, các tập đoàn, hợp tác xã đã tiến hành hợp tác thực hiện các công trình thủy lợi chung, mua sắm máy móc, phát triển ngành nghề, tạo điều kiện phân công lại lao động, mở rộng sản xuất ở nông thôn, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Năm 1982, Đảng bộ huyện thống nhất cho Đảng bộ xã Nhị Long làm công tác vận động nhân dân nạo vét kênh Chữ Thập, có chiều dài ll km đi qua địa bàn các ấp như Sơn Trắng, Long An, Gò Cà, Dừa Đỏ II, Đảng bộ xã tập trung phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động toàn bộ thanh niên, phụ nữ xã ra quân tiến vào mặt trận thủy lợi. Công trình bắt đầu thi công cho đến khi kết thúc diễn ra trong 1 tháng. Đạt được kết quả trên là nhò sự lãnh đạo tập trung, chặt chẽ, có nghiên cứu, lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Uôi (Út Uôi), Bí thư Đảng ủy xã Nhị Long. Mặc dù là thương binh bị mất một bàn chân, việc đi lại rất khó khăn, nhưng anh đã cưỡi trâu đi kiểm tra từng công trình để đôn đốc nhắc nhở, chỉ đạo. Trong tổ chức thực hiện, xã có những nòng cốt để phát huy phong trào như Nguyễn Văn Bạc (Hai Bạc), ấp Rạch Mát (nay là ấp Rạch Mới) có kiểu xốc trụ gắng rất giỏi, vừa làm vừa động viên mọi người trong xã cùng làm; Huỳnh Văn Trương (Sáu Mì), Bí thư Chi bộ ấp Rạch Đập, bám sát công trình tham gia  lãnh đạo và trực tiếp thi công, luôn là mũi chính quyết định sự thành công trên mặt trận thủy lợi. Năm 1983, huyện huy động 2.161 người tham gia lao động trên công trình thi công Nông trường Thống Nhất của tỉnh (chỉ tiêu giao 2.000 người),6.000 người thi công khu thủy sản Lộc Hòa, Vĩnh Long. Mỗi đợt thi công, từng Đảng bộ các xã có tổ chức cho Hợp tác xã mua bán đi theo để bán hàng cho người làm thủy lợi. Lực lượng huyện thi công hoàn thành cơ bản 35ha rừng, đào được nhiều vuông tôm lớn. Trong thực hiện công trình nông trường Thống Nhất đợt này, xã Bình Phú với sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Văn Sáu, Phó công an xã, làm tốt công tác tổ chức, phân công chặt chẽ từng tổ nhóm, giao thực hiện chỉ tiêu đất. Qua đó, làm tốt công tác vận động các nông trường hỗ trợ gạo, thức ăn cho những người lao động. Có được sự quan tâm, các lao động Bình Phú tích cực thi công, hoàn thành nhiệm vụ trước thòi gian trên giao 3/7 ngày, xã đoạt giải nhất tỉnh. Tỉnh công nhận Bình Phú có một kiện tướng thủy lợi, đó là gia đình Danh Tân, ấp Nguyệt Lãng. Sau đợt thực hiện nghĩa vụ trên giao, Huyện huy động 14.746 lượt người làm công tác thủy lợi địa phương, thực hiện 96.561 ngày công, đào đắp 246.399m3 cho công trình cánh đồng cao sản; đào vét 28 kênh mới và cũ, dài 21km bằng 46.096m3 đất.
Năm 1985, Phòng Thủy lợi Càng Long thực hiện “Công trình vùng lúa cao sản 4.500ha”. Công trình này nằm trên 3 xã Mỹ Cẩm, An Trưòng, Tân An. Tại xã An Trường, lúc này đã đào được 13 kênh nội đồng, dài khoảng 6km; kênh Xuôi đào 6 ấp liền gồm ấp 9A, 9B và qua bên sông từ ấp 4 đến ấp 8 với chiều dài khoảng 33km; bên cạnh đào đắp nhiều đập, nhiều cống bọng lớn, nhỏ, đủ sức phục vụ tưới tiêu cả 2 cánh đồng. Tại xã Mỹ Cẩm, trong thực hiện công tác giao thông thủy lợi, Tư Hiền, Bí thư Chi bộ ấp số 9 (nay trực thuộc thị trấn Càng Long) cùng Đỗ Văn Mẹo (Hai Mẹo, công an ấp) chỉ đạo làm đường số 9 qua số 8 và đường kênh Sáu Xạn. Hai công trình trên góp phần làm giảm “nước cầm thủy”, nông dân có đường sá đi lại chăm sóc ruộng, vườn. Tổng số lao động tham gia tại các công trình trên là 14.149 lượt người (trong đó có 2.789 nữ) thực hiện 221.604 ngày công lao động xã hội chủ nghĩa. Huyện có thêm 1 kênh cấp I, 27 kênh cấp II; đắp bờ bao, bờ vùng với tổng chiều dài hơn 53km. Tổng công trình thủy lợi trong năm 1985 có chiều dài gần 130km bằng 681.921m3. So với số lượng đào đắp tăng gấp 6 lần năm 1984. Ngoài ra, huyện còn huy động 1.940 lượt người bằng 2.900 ngày công đắp hơn lO.OOO m3 đất, chiều dài gần 6km là bờ láng cho xáng thổi. Các cấp ủy, ủy ban nhân dân các xã đến tận cơ sở chi bộ, chính quyền ấp, các tập đoàn huy động 7.894 lượt người (có 980 nữ) làm công tác thủy lợi nhỏ địa phương: Đào kênh mối, nạo vét kênh cũ, gồm 105 kênh, đắp 12 đoạn bờ vùng bờ bao, xuống 353 bọng các loại; bồi đắp mặt đập, khúc lở tổng cộng hơn 116 km, tổng số mét khối thực hiện 233.734 .
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, sản xuất công nghiệp từng bước ổn định. Việc khảo sát lập kế hoạch đã có phần sát thực tế hơn nên giá trị sản lượng tăng dần qua từng năm. Mặt khác, từ năm 1981 trở về sau, hàng loạt những chính sách mới được thực hiện đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện cho sản xuất công nghiệp có bước phát triển. Trước hết là việc thực hiện Quyết định số 25/CP về việc giao kế hoạch ba phần cho các xí nghiệp và Quyết định số 64/CP của Hội đồng Bộ trưởng về việc giao nộp sản phẩm, tạo điều kiện cho sản xuất công nghiệp có bước phát triển mới. Đồng thời, thực hiện việc phân cấp quản lý ngân sách cũng góp phần đáng kể trong việc phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở địa phương. Năm 1983, tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 146/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chế độ lương khoán và khoán sản phẩm trong các xí nghiệp quốc doanh, góp phần làm cho huyện phát triển Xí nghiệp đưòng quốc doanh, Xí nghiệp nước đá, Xí nghiệp gạch, Xí nghiệp xà bông, Xí nghiệp nhựa, Xí nghiệp thuốc lá, Xí nghiệp giầy da, Xí nghiệp tơ xơ dừa, than gáo dừa, Cơ sở ép dầu dừa, Hợp tác xã dệt chiếu thảm, Hợp tác xã giết mổ heo, Hợp tác xã may mặc, Hợp tác xã sản xuất trà, Hợp tác xã giao thông thủy bộ. Các ngành giết mổ, may mặc... cũng mở ra trong giai đoạn này. Đặc biệt trong hoạt động cơ sở quốc doanh, Đảng bộ huyện thành lập Xí nghiệp gỗ. Xí nghiệp kết hợp với Công ty Phú Riềng, khai thác nguồn gỗ xây nhà trẻ, mẫu giáo, nghĩa trang liệt sĩ, bệnh viện huyện.
Xây dựng cơ bản, thực hiện chủ trương của Đảng bộ huyện, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được tập trung trên cả khu vực sản xuất vật chất và khu vực không sản xuất vật chất, trong đó chủ yếu tập trung vốn đầu tư khắc phục sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông và thủy lợi. Bên cạnh đó, huyện đầu tư 97 triệu đồng, cùng với vốn tỉnh và Trung ương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng như nhà ở, nghĩa trang liệt sĩ, trường học, lắp đặt hệ thống điện...
Thời gian này, đồng chí Trần Văn Lượn (Tám Lượn), Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện xin chủ trương Thường trực Huyện ủy thực hiện tự lực tự cường để phát triển điện. Đồng chí Huỳnh Văn Khâm, Bí thư Huyện ủy giao cho Tám Lượn tham mưu kéo điện. Trước đó, đồng chí Nguyễn Đáng (Năm Trung), Bí thư Tỉnh ủy Cửu Long đã đến Quân khu 9 xin máy phát điện công suất 500 kw cho Càng Long. Đồng chí Tám Nam (điện lực tỉnh) khảo sát, chấp thuận cho Càng Long tiếp điện đưòng 15 của Vũng Liêm để sử dụng ở mức độ vừa phải. Vài năm sau, đồng chí Tám Lượn tiếp tục tham mưu cho Đảng bộ huyện phát triển hệ thống điện bằng trao đổi vật tư “gạo” với bên đối tác. Khi công trình xây dựng điện số 1 của Bộ Xây dựng thi công, Càng Long đã có điện bước đầu dọc theo tuyến lộ 70 mà không còn phải chạy bằng máy phát điện cộng suất 500 kw già cỗi chỉ chiếu sáng dọc theo hai dãy phố chợ, các công sở, các tư gia quanh huyện lỵ. Nhìn chung, công tác xây dựng cơ bản đã đáp ứng được một phần nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống trong huyện.
Giao thông: Năm 1983, huyện tu sửa hoàn chỉnh tuyến đường bộ từ cua Mỹ Huê đến cầu Tân An và tuyến đường Bình Phú đi Nhị Long, Đức Mỹ. Năm 1985, đắp sửa xong tuyến đưòng từ Giồng Chùa (Phương Thạnh) đến vàm Ba Trường (Đại Phước). Các xã tự lực chỉ đạo đắp sửa các tuyến đường liên ấp trong xã, bảo đảm đường giao thông thông suốt, sạch và đẹp.
Thương nghiệp, công tác cải tạo nông nghiệp, góp phần quan trọng thúc đẩy công tác thu mua, huy động, nắm nguồn hàng lương thực, thực phẩm và các loại nông sản khác của huyện, hoàn thành tốt các chỉ tiêu tỉnh giao. Mức tăng trưởng bình quân của ngành thương nghiệp đạt 69,01%/năm. Khối lượng hàng hóa mua vào đều tăng từ 16 - 19%, có năm tăng tới 28%. Hoạt động thương nghiệp kết hợp với hoạt động công - nông nghiệp - lương thực - xuất khẩu và chính quyền các cấp huy động gần 40.000 tấn hàng nông sản thực phẩm, gấp hơn hai lần nhiệm kỳ trước.
Trong thực hiện huy động lương thực còn có trưng mua qua các trạm quản lý, trong đó có một số trường hợp “đo bồ”  cân đối lương thực, có một số hộ nông dân không đồng thuận cao với biện pháp huy động lương thực của địa phương. Ngoài huy động lương thực, huyện cũng chú trọng đến công tác huy động thực phẩm các loại, chủ yếu là heo. Lúc này, ở xã Nhị Long, Đảng bộ đã tuyên truyền vận động người dân thống nhất cao, không bán heo cho thương lái, xã Đức Mỹ quản lý chặt cửa Rạch Bàng. Đến năm 1985, lượng heo hơi được huy động cho Nhà nước đạt đến 398,5 tấn, tăng gấp 9 lần so với  năm 1976. Trong 10 năm, từ 1976-1985, toàn huyện đã huy động được 2.060 tấn thịt heo và hàng ngàn tấn thực phẩm các loại như thủy, hải sản, trứng gà, vịt,...
Hoạt động xuất khẩu: Chủ trương sản xuất hàng xuất khẩu được triển khai thực hiện từ rất sớm, nhằm tìm kiếm nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa ; nhất là nhập vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho sản xuất trong huyện và hàng tiêu dùng, góp phần đáp ứng một phần nhu cầu đời sống của nhân dân huyện trong thời kỳ đầu sau giải phóng. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu cũng như cung ứng hàng xuất khẩu phụ thuộc vào sự điều phối của Trung ương và theo kế hoạch từ Trung ương. Do vậy, hoạt động xuất nhập khẩu của huyện được thực hiện có phần chậm hơn so với các lĩnh vực khác. Mặc dù gặp khó khăn, nhưng trong hoạt động, xuất nhập khẩu của huyện cũng nổi lên các mặt: Cung ứng vật tư, giống cho sản xuất, thu mua cơm dừa, hột vịt muôi xuất khẩu đi nhiều nước, sau đó nhập những vật tư, nguyên liệu phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Đến năm 1985, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng trên 100 ngàn đô la, tăng gần 3 lần so với năm 1981.
Tài chính: Từ năm 1980 đến 1985 thu ngân sách trên địa bàn có bước tăng vượt bậc và tăng hơn 11 lần so giai đoạn 1976-1980, đạt 51 triệu đồng nên hạn chế phần hỗ trợ nhu cầu chi từ tỉnh và Trung ương. Ngành ngân hàng tổ chức thành lập Hợp tác xã tín dụng, chọn xã Tân An làm điểm chỉ đạo, qua đó thành lập Hợp tác xã tín dụng xã Phương Thạnh. Hợp tác xã Phương Thạnh có vốn huy động gửi Hợp tác xã là 2000.000 đồng, vay ngân hàng 75.000 đồng. Hợp tác xã này cho nông dân vay theo định mức từ 1.000 đồng đến 5.000 đồng, lãi suất 8%, lãi suất tiền gửi là 5%. Bên cạnh phát triển tín dụng, ngành ngân hàng còn hoạt động vận động nhân dân gửi tiết kiệm vào ngân hàng.
Phát triển văn hóa xã hội
Giáo dục: Từ năm 1983 đến 1985, huyện xây dựng trường cấp III cơ bản (có nghĩa là trường có đến lớp 12 nhưng còn dạy cấp II và cấp III chung), đưa mỗi cán bộ nhân viên huyện, xã có trình độ văn hóa lớp 9 trở lại đi học bổ túc văn hóa tại chức (theo điều kiện công tác). Thời điểm này, do cuộc sống khó khăn, nhất là trong những năm 1982-1985, mỗi năm có trên 100 giáo viên bỏ việc. Huyện vừa làm công tác đào tạo lại bổ sung nguồn vừa thực hiện nhiệm vụ xây dựng sự nghiệp giáo dục gắn liền với phát động phong trào cải thiện đời sống giáo viên. Đây là một trong những công tác động viên thầy cô ở xa đến huyện dạy. Lúc này, tại huyện Càng Long có nhiều xã như Mỹ Cẩm, Đại Phước, Nhị Long... đường sá đi lại khó khăn, từ ấp đến xã phải bơi xuồng hơn nửa ngày mới tới. Trong buổi đầu phát động phong trào, tại xã Mỹ Cẩm, Mai Hữu Ba (Ba Dừa Nạo), Trưởng ban cán sự ấp số 4, tuy đất đai không nhiều, con đông, vẫn xin xã cho nhận 5 giáo viên (2 cô, 3thầy) về nhà nuôi. Tại xã Đại Phước, bà Ngô Thị Đồng (ấp Trà Gút), thấy cuộc sống và sinh hoạt của giáo viên khó khăn, bà nhận 2 thầy về nhà nuôi 5 năm. Năm 1983, tổng số học sinh các cấp là 24.517 em. Năm 1985 là 27.500 học sinh, bình quân 4,5 người dân có 1 ngưòi đi học. So với năm 1982 số học sinh tăng 14%, giáo viên không còn giảm nữa mà tăng 13%, số học sinh mẫu giáo tăng 85%. Phong trào bổ túc văn hóa được duy trì. Huyện có một trường bổ túc văn hóa cho cán bộ chủ chốt, 13 lớp bổ túc văn hóa cho nhân dân với 436 học viên. Đến 1985, huyện làm quy hoạch hơn 100 cán bộ khoa học - kỹ thuật, nhất là kỹ thuật nông nghiệp, đưa đi đào tạo.
Y tế: Năm 1983, tăng cường y tế cấp cơ sở, xây dựng Trạm y tế xã An Trường do Công ty xổ số kiến thiết Cửu Long hỗ trợ kinh phí, hình thành 11 quầy bán thuốc các xã, 21 đại lý ấp, 2 đại lý thuốc ở 2 tập đoàn sản xuất. Năm 1985, ở Càng Long ngoài một bệnh viện huyện có 2 phòng khám khu vực. Huyện thực hiện 5 chương trình mục tiêu y tế (phòng dịch, khám điều trị, sinh đẻ có kế hoạch, sản xuất phân phối được, củng cố tổ chức) đạt nhiều thành tích tốt.
Văn hóa, hoạt động văn hóa thông tin: Tiến hành củng cố hệ thống tổ chức, đầu tư trang thiết bị cơ bản đầy đủ. Xây dựng hàng rào sân vận động. Tổ chức và phát triển phong trào thể dục thể thao rèn luyện thân thể. Cũng trong thời gian này, huyện thành lập Công ty chiếu bóng do Công ty chiếu bóng phát hành phim của tỉnh quản lý. Có 3 đội chiếu bóng lưu động, chiếu phim nhựa 35 ly. Hình thành tổ liên doanh hợp tác nhiếp ảnh. Tiếp nhận hoạt động thể dục thể thao, và quản lý dịch vụ sửa chữa điện tử... Các hoạt động văn hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn nghệ trong nhân dân. Các phong trào của văn hóa thông tin huyện được tổ chức thực hiện tốt, năm sau phát triển hơn năm trước nên huyện được Bộ Văn hóa - Thông tin tặng cờ và bằng khen.
Chính sách xã hội, công tác thương binh xã hội: Giải quyết kịp thời hồ sơ liệt sĩ, thương binh. Tích cực vận động phong trào toàn dân đóng góp giúp đỡ gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình bộ đội tại ngũ khó khăn, đồng thời phát huy tốt phong trào “Người công dân kiểu mẫu của gia đình cách mạng gương mẫu”.
Công tác an ninh, quốc phòng
Lực lượng công an chuyên trách, bán chuyên trách đã triển khai và quán triệt Nghị quyết 35 của ngành. Xác định rõ đối tượng mối hiện nay, xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm, tư tưởng kiên quyết thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, truy quét đối tượng chống phá cách mạng, nổi bật là ta bắt và giáo dục đối tượng trong tổ chức “Cao Đài phục quốc”. Song song vói công tác phá án, Công an huyện thực hiện Chỉ thị số 115-CT/TW của Ban Bí thư “tấn công giáo dục cải tạo tại chỗ rộng rãi ở các địa bàn, không để địch có hành động phá hoại”, huyện thực hiện tốt công tác giáo dục đối tượng. Bên cạnh, Công an huyện còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân, vạch trần những luận điệu âm mưu phản tuyên truyền hoạt động chiến tranh tâm lý của địch. Đồng thời tiến hành những biện pháp đấu tranh có hiệu quả đối với số đối tượng vượt biển trốn ra nước ngoài, bắt 5 vụ. Thực hiện Kế hoạch số 778 của Bộ Nội vụ, lập được 82 hồ sơ, phục vụ cho phát triển công tác nghiệp vụ của ngành công an .
Xây dựng ý thức trong nhân dân, trong thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự. Lực lượng dân quân tự vệ luôn chiếm 11,7% so với tổng số dân. Số quân này phối kết hợp với các ngành hữu quan làm tốt công tác tuần tra, góp phần bảo vệ Đảng, chính quyền và tài sản nhân dân. Công tác gọi thanh niên nhập ngũ vào bộ đội thường trực trong nhiệm kỳ luôn đạt 100% chỉ tiêu trên giao. Trong quá trình thực hiện có những nhân tố tiêu biểu. Tại xã An Trường, có đồng chí Bùi Minh Quý là Xã đội trưởng làm tham mưu tốt cho công tác thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự cũng như chính sách hậu phương quân đội. Tại ấp số 8 Mỹ Cẩm (nay là thị trấn Càng Long), đồng chí Phạm Văn Út (Út È) là Bí thư chi bộ ấp nắm chắc tình hình thanh niên có giấy báo lệnh nhập ngũ... Và còn nhiều tấm gương khác trong huyện góp phần làm cho công tác đưa quân về trên đạt số lượng cũng như chất lượng.
Xây dựng hệ thống chính trị
Công tác đảng: Việc tổ chức cho đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia ý kiến xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng được thực hiện. Cơ quan lãnh đạo của Đảng từ huyện đến xã luôn được kiện toàn, từng bước nâng cao trình độ kiến thức và năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt. Quy chế hoạt động được xây dựng và  bổ sung; duy trì sinh hoạt đảng, nội dung và hình thức hoạt động từng bước cải tiến. Việc giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên, ý thức chấp hành kỷ luật của Đảng và pháp luật Nhà nước được xem trọng. Có 93 chi bộ ấp, (trong đó 3 ấp khu vực Bãi Xan có đảng viên tại chỗ) 26 chi bộ ngành huyện, 2 Đảng ủy (Công an, Quân sự). Các chi bộ luôn làm tốt công tác xây dựng, củng cố, nâng chất lượng chi bộ, đảng bộ. Có 4 đảng bộ trong sạch vững mạnh toàn diện: An Trường, Nhị Long, Huyền Hội, Bình Phú, 4 đảng bộ trong sạch vững mạnh từng mặt: Mỹ Cẩm, Đại Phước, Tân An, Phương Thạnh. Đối với chi bộ ngành huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn trọng sạch vững mạnh từng mặt. Từ năm 1983-1985, huyện Càng Long đã đưa hàng trăm đối tượng đảng học các lớp cảm tình đảng, chọn ra số người đủ tiêu chuẩn kết nạp đảng. Đầu năm 1985, huyện có 1.218 đảng viên với 37 tổ chức cơ sở đảng. Thời kỳ này, Huyện ủy lãnh đạo nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ, đảng viên huyện (do trong kháng chiến chống đế quốc, thực dân, cán bộ huyện không có điều kiện học). Sau 3 năm tập trung lãnh đạo, công tác này đạt kết quả: Huyện ủy viên học hết cấp II; Xã ủy viên học hết lớp 7, đảng viên xã học hết cấp I. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, Huyện ủy đưa một số cán bộ chủ chốt đi học ở các trường trung ương, quy hoạch cán bộ chủ chốt huyện. Đảng bộ huyện tập trung chỉ đạo công tác tổ chức và công tác cán bộ để từng người có tinh thần đoàn kết, có sự quyết tâm khi nhận nhiệm vụ Đảng giao. Cán bộ, đảng viên huyện đa số là có tâm huyết, có năng lực lãnh đạo các phong trào cách mạng địa phương. Từng cán bộ tự phấn đấu học tập, rèn luyện qua thực tế nên chỉ đạo phong trào rất hay. Nhiều người trưởng thành được bổ sung vào cấp ủy, được rút lên trên.
Công tác chính quyền: Chính quyền huyện, xã hoạt động trên cơ sở cụ thể hóa đưòng lối, chủ trương của Đảng thành kế hoạch của địa phương và tổ chức nhân dân thực hiện nhằm khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn, góp phần bảo vệ Tổ quốc, tham gia thực hiện hoàn thành nghĩa vụ quốc tế. Năm 1981, đơn vị hành chính trong huyện còn quản lý 9 xã (tách xã Hiếu Tử về huyện Tiểu Cần). Đến năm 1985, công tác quản lý nhà nước của huyện tập trung lãnh đạo các cấp chính quyền, thực hiện hoàn thành công tác cải tạo nông nghiệp. Do thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, dẫn đến mệnh lệnh, áp đặt làm hạn chế quyền dân chủ của nhân dân nên hoạt động của công tác chính quyền còn kém hiệu quả.
Công tác đoàn thể: Các đoàn thể chính trị, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Công đoàn tập trung huy động sức ngưòi, sức của cho cải tạo ruộng đồng, cho chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Tuy nhiên, do lề lối sản xuất cũ mà tính tư hữu đã in sâu đậm trong người sản xuất, ta tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa có một số mặt còn nóng vội nên mắc những sai lầm chủ quan, duy ý chí trong cải tạo nông nghiệp, công thương nghiệp. Cơ chế bao cấp trong lưu thông phân phối đã làm triệt tiêu các động lực trong phát triển sản xuất, kìm hãm sự sáng tạo của phong trào quần chúng dẫn đến đời sống khó khăn, gây tâm trạng chán nản, thờ ơ, bi quan... Chính từ đó mà phong trào cách mạng của quần chúng chưa trở thành hành động tự giác, quyền làm chủ của người dân chưa được phát huy đúng mức, vai trò của các đoàn thể chưa gắn được với nhân dân, nội dung hoạt động chưa thiết thực. Thời gian này, công tác giáo dục chính trị tư tưởng của các đoàn thể là giải thích những chủ trương chính sách mới, động viên nhân dân khắc phục khó khăn, kêu gọi lòng yêu nước để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Tuy sức hấp dẫn của các đoàn thể đối với quần chúng giảm sút nhưng với sự kiên trì trong vận động của các đoàn thể, sự mong muốn ổn định và trông chờ đổi mới của đại đa số nhân dân lao động nên công tác đoàn thể dần được củng cố, từng bước phát triển theo yêu cầu cuộc sống đặt ra.
*
Từ 1975 đến 1985, là thời kỳ huyện Càng Long ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, khắc phục hậu quả chiến tranh, tập trung làm thủy lợi, cải tạo đất hoang hóa, sắp xếp lại mạng lưới thương nghiệp và phân phối lưu thông, hình thành hệ thống hợp tác xã nông nghiệp, tập đoàn sản xuất, phát triển nông - công nghiệp, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đây cũng là thời kỳ huyện tập trung sắp xếp lại các cơ sở sản xuất kinh doanh, lao động, giãn dân, chống đầu cơ tích trữ, chuyển tư thương sang lao động sản xuất; khắc phục thiên tai địch họa, thiếu lương thực. Quan hệ sản xuất mới đã được xác lập một bước, nâng cao chất lượng và đã tạo được một phần cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh huyện còn tham gia chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Nhân dân Càng Long vốn có truyền thống yêu nước, cách mạng, tin Đảng, lao động cần cù sáng tạo, phát huy tính tự lực tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hệ thống chuyên chính vô sản được hình thành và đang được củng cố ngày càng vững mạnh. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thời kỳ 1975-1985, Đảng bộ huyện từng bước trưởng thành. Tuy nhiên, Càng Long cũng như cả nước đang đứng  trước nhiều khó khăn. Nền kinh tế mất cân đối nhiều mặt, nhất là trong sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Nghị quyết 8 của Trung ương đã mở ra hướng đi mới trong quản lý kinh tế nhưng chuyển động quá chậm. Chỉ đạo thực hiện có phần bị vấp váp, thậm chí có nơi, có lúc phạm sai lầm gây ảnh hưởng trước mắt và lâu dài. Công tác cải tạo nông nghiệp trong huyện cơ bản hoàn thành nhưng chất lượng kém, cải tạo công thương nghiệp kết quả còn thấp, cơ sỏ vật chất chưa nhiều, nhất là cơ sở kết cấu hạ tầng quá thiếu. Đời sống vật chất tinh thần còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng nhất định đến lòng tin của nhân dân.
TUYÊN TRUYỀN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 10
  • Trong tuần: 3 697
  • Tất cả: 8756763

WEBSITE BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TRÀ VINH

Trưởng Ban biên tập: Trần Quốc Tuấn

Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  

Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ TRÀ VINH

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Thái Học, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh

Điện thoại: 02943.853574 

Email: btgtutravinh@travinh.gov.vn

Website: tuyengiao.travinh.gov.vn