1. Bà Nguyễn Thị Mai, ngụ Ấp 7, xã
An Trường, huyện Càng Long, yêu cầu Nhà nước trả lại 300m2 đất do
Nhà nước sử dụng làm Kho lương thực tại xã An Trường (bà Mai là con của bà Phạm
Thị Năm)
Năm 1996,
bà Phạm Thị Năm phát đơn yêu cầu xin lại 300m2 đất tại Kho Lương thực xã An Trường. Tuy nhiên, phần đất
này trước ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước là đồn bót. Đến cuối năm
1974, xã An Trường được giải phóng, phần đất này là thành quả cách mạng, do Nhà
nước quản lý. Năm 1975, nhiều hộ dân tự ý đến cất nhà để ở trên khu đất này. Năm 1976, khi huyện Càng Long xây dựng
kho lương thực, tất cả các hộ dân đã di dời chỗ khác không có phát sinh khiếu nại. Riêng bà Phạm Thị Năm cho rằng đất này của gia đình
bà nên bà đã phát đơn, yêu cầu Nhà nước trả lại phần diện tích 300m2 đất trên.
Quá trình tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện
Càng Long và UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu rất kỹ hồ sơ, xác định nội
dung khiếu nại là không có cơ sở, sau đó ra quyết định bác đơn của
bà Phạm Thị Năm.
Đến năm 2016, bà Năm bệnh, từ trần, bà Mai vẫn liên tục khiếu kiện, thường
xuyên nằm trước trụ sở Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh gây rối an ninh trật tự.
Trong quá trình giải quyết các yêu cầu của bà Mai, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh
đã nhiều lần trực tiếp làm việc, đối thoại với bà để giải thích các nội dung
khiếu nại của bà là không có cơ sở để giải quyết; đồng thời tại các buổi tiếp
xúc công dân định kỳ hàng tháng của Chủ tịch UBND tỉnh, cũng đã tuyên truyền, vận
đồng bà Mai chấp hành kết quả giải quyết đã qua của tỉnh.
Trong quá
trình giải quyết đơn thư của bà Mai, UBND tỉnh đã xem xét giải quyết hỗ trợ các
chế độ chính sách cho gia đình bà, như: giao một nền nhà trong khu vực chợ xã An Trường diện
tích 77,6m2, loại đất thổ cư, giá giao đất là 2.900.000 đồng/m2; giảm 70% (157.528.000 đồng)
tiền sử dụng đất, miễn nộp toàn bộ số tiền sử dụng đất, phí, lệ phí trước bạ
nhà đất, số tiền 67.512.000. Năm 2013, UBND huyện Càng Long xây dựng và bàn
giao 01 căn
nhà tình nghĩa cho bà Năm (mẹ bà Mai) sử dụng; hỗ trợ tiền kéo
điện, nước sinh hoạt cho gia đình với số tiền là 7.619.000 đồng. Năm 2014, xem xét hỗ trợ khó khăn cho gia đình bà với
số tiền 22.000.000 đồng.
- Chưa thỏa mãn với các khoản hỗ trợ của
Nhà nước, năm
2017 bà Mai tiếp tục có đơn khiếu nại đòi Nhà
nước trả thêm cho bà 200m2 cho đủ 300m2. Yêu cầu của bà
Mai là hoàn toàn không có cơ sở. Được sự thống nhất của Cục III - Thanh tra
Chính phủ, UBND tỉnh ban hành thông báo chấm dứt giải quyết khiếu nại đối với
bà Mai. Tuy nhiên, hiện nay bà Mai vẫn thường xuyên nằm trước trụ sở Tỉnh ủy,
gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và dư luận trên địa bàn.
Từ thực tế
nêu trên cho thấy thời gian qua, chính quyền địa phương đã rất thiện chí, ưu ái
trong việc thực hiện chính sách xã hội đối với gia đình bà Phạm Thị Năm và bà
Nguyễn Thị Mai. Do đó, việc bà Mai tiếp tục yêu cầu hỗ trợ là không có cơ sở
xem xét giải quyết. Việc bà Mai lợi dụng
chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công để ra điều kiện, tạo áp lực
với cơ quan Nhà nước; thường xuyên nằm trước trụ sở Tỉnh ủy là sai; hành vi này
cần lên án và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật để tăng cường kỷ luật
kỷ cương, ổn định xã hội.
2. Ông Lê
Văn Hai, ngụ ấp Trà Ốp, xã Tân Bình, huyện Càng Long, yêu cầu bồi thường 1.500m2 đất do Trường Mẫu
giáo Tuổi Ngọc đang quản lý (sau khi ông Hai chết, các con ông Hai ủy
quyền cho ông Lê Văn Thắm và vợ là bà Trần Thị Tiên)
Phần đất ông Lê Văn Hai (cha ông Thắm) yêu cầu bồi thường
có diện tích 1.297,3m2 đất (theo đo đạc năm 1998), tọa lạc khóm 5,
thị trấn Càng Long, huyện Càng Long, có nguồn gốc là đất trường học sử dụng từ
năm 1965 (trường học của chế độ cũ xây dựng). Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải
phóng 30/4/1975, chính quyền Cách mạng tiếp tục quản lý và sử dụng vào mục đích
trường học cho đến nay. Năm 1983, Trường mẫu giáo Tuổi Ngọc đăng ký sử dụng tại
thửa số 159, tờ bản đồ số 11, diện tích 1.400m2.
Việc yêu cầu đòi lại đất của ông Lê Văn Hai (ủy quyền
cho ông Lê Văn Thắm) được Chủ tịch UBND huyện Càng Long và Chủ tịch UBND tỉnh
giải quyết bác đơn khiếu nại. Kết quả giải quyết khiếu nại này được Thanh
tra Chính phủ khẳng định là đúng quy định. Tuy nhiên, ông Thắm không bằng lòng,
tiếp tục khiếu kiện và được UBND tỉnh trả lời nhiều lần bằng văn bản, khẳng định
kết quả việc giải quyết khiếu nại của ông
Lê Văn Hai (ủy quyền cho ông Thắm) là đúng quy định pháp luật, việc ông Thắm tiếp
tục khiếu nại, yêu cầu bồi thường phần đất Trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc đang sử dụng
là không có cơ sở xem xét giải quyết; đề nghị ông Thắm chấm dứt việc khiếu nại
không đúng pháp luật. Tuy nhiên, đến nay, ông Thắm vẫn liên tục khiếu nại đến
cơ quan Trung ương.
3. Bà Mai Hường Lan, ngụ khóm
6, thị trấn Càng Long, huyện Càng Long yêu cầu
Nhà nước trả lại cho gia đình bà 24.870m2 đất mà Nhà nước đã giao
cho 06 hộ cán bộ sử dụng
Kết quả
kiểm tra, xác minh hồ sơ cho thấy diện
tích 24.870m2 đất (nằm
trong tổng diện tích 35 công) mà
bà Mai Hường Lan khiếu nại yêu cầu trả lại có nguồn gốc của ông Trần Văn Lộc-
ông ngoại bà Mai Hường Lan nhưng đã không sử dụng từ trước năm 1975 (năm
1948, gia đình ông Lộc về Sài Gòn, nay
là thành phố Hồ Chí Minh sinh sống. Năm 1953, ông Lộc từ trần). Sau 1975, Nhà
nước quản lý phần đất trên. Khoảng cuối năm 1976, Ủy ban nhân dân huyện Càng
Long bố trí đất cho 06 hộ dân để sử dụng. Tại thời điểm 06 hộ khai hoang đất,
lên liếp, lập vườn, cất nhà ở, bà Mai Hường Lan và gia đình không ngăn cản,
tranh chấp, khiếu nại.
Năm 1983,
tại phần đất này được 06 hộ đăng ký kê khai đất. Năm 1996, UBND huyện Càng Long
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 06 hộ trên. Giai đoạn này bà Mai Hường
Lan và gia đình vẫn không có phản ánh, khiếu nại, tranh chấp phần đất trên.
Năm 2003, khoảng 27 năm kể từ nhà nước bố trí đất cho 06 hộ dân để sử dụng
bà Mai Hường Lan mới phát đơn khiếu nại đòi lại phần đất trên.
Quá trình giải quyết khiếu nại của bà Mai Hường Lan, UBND huyện, UBND tỉnh
và các cơ quan chức năng đã bác đơn khiếu nại của bà; giải thích việc bà đòi lại
quyền sử dụng diện tích 24.870m2, là không có căn cứ pháp luật để giải
quyết; đồng
thời giải thích, làm rõ kết quả giải quyết của cơ quan nhà nước là đúng quy định,
pháp luật. Tuy nhiên, bà Lan không đồng ý, thường xuyên đứng trước trụ sở Tỉnh ủy
la hét, gây rối trật tự an ninh xã hội, thậm chí nằm vạ, giăng biểu ngữ… khiến
dư luận rất bức xúc, hành vi này cần được xử lý nghiêm theo quy định pháp luật,
để tăng cường kỷ luật kỷ cương, ổn định xã hội.
4. Bà Thạch Thị Phúc, ngụ khóm 5, phường 8, thành phố
Trà Vinh, khiếu nại việc giải tỏa, bồi thường công trình Tượng đài “Toàn dân nổi dậy đoàn kết lập công”, yêu
cầu bồi thường diện tích 80m2 đất theo giá thị trường hiện nay
Năm 1998, Tỉnh có chủ trương xây dựng công trình Tượng đài “Toàn dân nổi dậy,
đoàn kết lập công”. Trong quá trình thực hiện, giải tỏa bồi hoàn có tổng số
120 hộ (trong đó có 87 hộ có đất, 33 hộ không có đất được người khác cho ở nhờ).
Sau khi thực hiện các trình tự, thủ tục bồi thường, trong tổng số 103/120 hộ thống
nhất nhận tiền và chấp nhận việc di dời bàn giao mặt bằng, trong đó có hộ ông
Thạch Lâm (chồng bà Phúc), đã nhận đủ số tiền bồi thường là 6.400.000 đồng (80m2
đất vị trí số 2, giá bồi thường là 80.000đồng/m2 theo giá đất do
UBND tỉnh ban hành năm 2000), còn lại 17
hộ không thống nhất nhận nên việc thi công Dự án Tượng đài gặp khó khăn trong
giải tỏa.
Năm 2008,
tỉnh có chủ trương thực hiện dự án Công
viên cây xanh Tượng đài “Toàn dân nổi dậy, đoàn kết lập công” (dự án mới). Giá
bồi thường đất thổ cư vị trí 1 là 900.000 đồng/m2 theo giá đất
do UBND tỉnh ban hành năm 2007 và áp dụng các chính sách hỗ trợ bồi thường theo
quy định pháp luật. 17 hộ đã đồng ý nhận tiền và giao mặt bằng cho Nhà nước…
Lúc này
các hộ trong dự án xây dựng Tượng đài “Toàn dân nổi dậy, đoàn kết lập công” khiếu
nại do so sánh chênh lệch giá bồi thường năm 2000 và năm 2007, trong đó có hộ
bà Thạch Thị Phúc. Qua kiểm tra, xét thấy còn thiếu sót một số thủ tục và chính
sách hỗ trợ, tỉnh đã tiến hành chi trả bổ sung cho các hộ, trong đó có hộ ông
Thạch Lâm (chồng bà Thạch Thị Phúc) đã nhận đủ số tiền 30.776.680đ. Như vậy, tổng
số tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hộ bà Phúc đã nhận theo quy định là 37.176.680 đồng. Sau khi nhận các khoản
hỗ trợ, bà Phúc tiếp tục khiếu nại.
Năm 2014, tỉnh tiến hành chi trả tiền hỗ trợ đất thổ cư vị
trí 1, có 05/06 hộ đồng ý nhận tiền hỗ trợ và cam kết không khiếu nại. Riêng hộ
ông Thạch Lâm (chồng bà Phúc) không đồng ý nhận hỗ trợ số tiền 65.600.000đ mà
yêu cầu phải có quyết định thu hồi đất và bồi thường theo giá thị trường.
Việc khiếu nại của bà Phúc, đã được lãnh đạo UBND tỉnh và Lãnh đạo Thanh
tra Chính phủ (Phó Tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình) trực tiếp đối
thoại, phân tích cho bà Phúc và chồng là ông Thạch Lâm biết về các quy định của
pháp luật đối với công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất, mặc dù trình tự, thu hồi đất chưa đầy đủ, tuy nhiên tỉnh
đã bồi thường hỗ trợ đầy đủ các chính sách theo quy định cho hộ bà Phúc, nhưng
bà Phúc không đồng ý, tiếp tục khiếu nại, đến trước cổng Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trụ sở tiếp công dân tại Hà Nội để
khiếu nại. Tỉnh cũng đã đi vận động và rước về (05 lần).
Năm 2016, UBND
tỉnh đã ban hành thông báo chấm dứt thụ lý khiếu nại của bà Thạch Thị Phúc. Tuy nhiên, đến nay, bà Phúc vẫn liên tục khiếu nại, thường xuyên dẫn theo
một cháu nhỏ liên tục nằm vạ trước trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh; yêu cầu Tỉnh ủy, UBND tỉnh giải quyết 04 nội dung sau:
- Bồi thường đất theo giá thị trường (ban hành quyết định bồi thường).
- Hỗ trợ nền
tái định cư.
- Bồi thường nhà tre, lá và cây trái gồm: 04 cây xoài, 03 cây ổi, 03 cây
mít, 01 cây chanh và 15 cây chuối.
- Bồi thường thiệt hại 18 năm đi khiếu nại.
Xét thấy, các yều cầu của bà Phúc là thiếu cơ sở, và việc giải quyết khiếu
nại của các cơ quan chức năng Trà Vinh là đúng theo quy định của pháp luật.
Hành vi liên tục nằm vạ trước trụ sở Tỉnh ủy là sai, cần bị lên án và xử lý.
Qua 4 vụ việc trên cho thấy một số cá nhân đã và đang cố tình lợi dụng tính
dân chủ và sự ưu ái về chính sách của Đảng, Nhà nước trong quá trình xem xét giải
quyết khiếu nại, khiếu kiện để gây sức ép lên các cơ quan công quyền yêu cầu giải
quyết nhiều nội dung không đảm bảo tính pháp lý và thiếu cơ sở thực tiễn; ngang
nhiên tụ tập đông người trước trụ sở Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, gây mất an
ninh trật tự xã hội. Hành vi này của các cá nhân cần bị lên án và xử lý nghiêm
minh theo đúng quy định pháp luật để củng cố kỷ luật, kỷ cương và ý thức chấp
hành pháp luật của mọi cá nhân. Góp phần xây dựng nét đẹp, văn hóa, thân thiện,
nghĩa tình của quê hương và con người Trà Vinh.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh