Nông dân thoát nghèo từ mô hình “trồng hoa kiểng”
Những năm qua, việc học tập và làm theo Bác được cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể trên địa bàn thị trấn triển khai sâu rộng và làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên; qua đó, xuất hiện những mô hình tốt, cách làm hay và nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình làm theo Bác. Anh Thạch Ngọc Xuân ở khóm 5, thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần là một trong những tấm gương điển hình nông dân học tập và làm theo Bác.

Vườn hoa cúc anh Xuân trồng

Là một thanh niên năng động và sáng tạo, lại là người chịu khó, luôn tìm tòi, biết ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất và lựa chọn cây trồng hợp lý vởi thổ nhưởng và vùng đất địa phương đã giúp nông dân Thạch Ngọc Xuân ở khóm 5, thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần vươn lên thoát nghèo từ nghề trồng hoa kiểng.

Thấm nhuần lợi dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Siêng học tập thì mau biết. Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến. Siêng làm thì nhất định thành công. Siêng hoạt động thì sức khoẻ. Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng thì chắc ấm no”… Trong điều kiện gia đình thuần nông, mẹ mất sớm, một mình cha tần tảo nuôi 04 người con, khó khăn chồng chất khó khăn. Trước những nhọc nhằn của cuộc sống, anh không vì thế mà chán nản, buông xuôi, “cái khó rèn luyện ý chí” anh quyết tâm làm ăn với hy vọng đưa kinh tế gia đình đi lên, là chỗ dựa cho cha khi về già. Với 0,3 ha đất ruộng sản xuất 02 vụ lúa/năm, không đủ để nuôi sống 05 miệng ăn. Là anh trai cả, chứng kiến cảnh gia đình nghèo khó, thương cho người cha già yếu, năm 1994 anh Thạch Ngọc Xuân đành xa quê để đi làm thuê tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Sau 07 năm xa nhà, làm thuê đủ ngành nghề, tình cờ anh Xuân được người bạn giới thiệu làm việc tại Cơ sở sản xuất hoa kiểng ở huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh. Càng chăm sóc, gắn bó với nghề trồng hoa, anh càng thấy yêu thích công việc này. Sau khi tích lũy được một số vốn và kinh nghiệm, năm 2003 anh quay trở lại quê nhà và bàn với gia đình cải tạo 0,2 ha đất ruộng để trồng 1.000 cây hoa vạn thọ phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Sau hơn 02 tháng trồng thử nghiệm, trừ đi chi phí gia đình anh còn lời gần 05 triệu.

Thấy mô hình trồng bông vạn thọ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, năm 2010 gia đình anh Xuân tiếp tục mở rộng diện tích trồng từ 5.000 chậu lên 10.000 chậu với các loại hoa như: vạn thọ, cúc, hoa sứ … nhằm phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán và Tết Chôl Chnam Thmây của đồng bào dân tộc Khmer. Từ năm 2011 đến nay gia đình anh tiếp tục tăng diện tích lên 0,4 ha và mỗi năm trồng từ 20.000 đến 30.000 chậu hoa kiểng các loại. Sau khi trừ chi phí hàng năm gia đình anh Xuân thu về lợi nhuận hơn 100 triệu đồng. Bên cạnh phục vụ thị trường Tết nguyên đán, anh Xuân còn duy trì trồng hoa vạn thọ và hoa cúc phục vụ các ngày lễ, những ngày rằm của đồng bào dân tộc Khmer trong tháng. Hàng tháng gia đình anh Xuân bán khoảng 1.000 cây vạn thọ và cúc bình quân có lợi nhuận 04 triệu đồng/tháng.

Chịu khó học hỏi kinh nghiệm mà những năm qua gia đình anh Thạch Ngọc Xuân đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Thông qua mô hình trồng hoa vạn thọ, hoa cúc nông dân Thạch Ngọc Xuân mạnh dạn giới thiệu nhiều anh em hội viên trong Chi hội Nông dân khóm 5 làm theo và đã có khoảng 20 hội viên có thu nhập ổn định từ mô hình này. Nhờ trồng hoa kiểng mà gia đình anh đã trở nên khá giàu, hoa anh trồng không chỉ bán trong huyện và còn bán cho các huyện khác trong tỉnh.

Trò chuyện với chúng tôi anh Thạch Ngọc Xuân chia sẻ: “Mình tự tìm, học hỏi các kiến thức về cây cảnh qua những người đi trước rồi qua quá trình tích lũy của bản thân. Làm lần một không được lại làm lần hai, đến khi nào thành công thì thôi, có thất bại cũng không nản chí. Bây giờ có kinh nghiệm rồi, tôi lại hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cho những người trồng hoa kiểng hiểu hơn về những kĩ năng chăm sóc cây kiểng, có những loại cảnh đòi hỏi kĩ tính hơn nên nếu không có kiến thức thì không thể chăm chúng được”.

Thấy mô trồng hoa kiểng của anh Xuân phát huy hiệu quả kinh tế, nhiều người dân đã đến tham quan, học hỏi và làm theo điều đạt hiệu quả cao. Anh Xuân luôn vui vẻ, nhiệt tình trao đổi kinh nghiệm về nhân giống, cách trồng trọt, hướng dẫn tận tình cách ươm mầm, phòng trừ dịch bệnh, cũng như cách chăm sóc hoa kiểng cho bà con có nhu cầu.

Với tâm niệm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên mọi phương diện, anh Thạch Ngọc Xuân không những nỗ lực, hăng hái thi đua sản xuất, trồng trọt giỏi mà còn nêu cao tinh thần đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, làm giàu chính đáng ở địa phương.

Anh nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, tương thân tương ái, giúp đỡ hộ nghèo và hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hưởng ứng các phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn... của địa phương, cấp ủy Đảng và các ngành đoàn thể phát động. Bằng những việc làm thiết thực, có tâm huyết và trách nhiệm, anh Xuân đã có những đóng góp tích cực cho phong trào xây dựng văn minh đô thị, phấn đấu xây dựng thị trấn Tiểu Cần trở thành Phường trung tâm trực thuộc thị xã trước năm 2025.

Mặc dù có xuất phát điểm thấp và gặp nhiều khó khăn, anh đã tích cực học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những cái hay, cái mới trong lao động sản xuất và áp dụng thành công vào điều kiện thực tế của địa phương. Hiện nay, mô hình trồng hoa kiểng của anh đang ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực, được học tập và nhân rộng.

Huỳnh Thị Ngọc Yến

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
TUYÊN TRUYỀN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 12
  • Hôm nay: 812
  • Trong tuần: 3 805
  • Tất cả: 8754247

WEBSITE BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TRÀ VINH

Trưởng Ban biên tập: Trần Quốc Tuấn

Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  

Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ TRÀ VINH

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Thái Học, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh

Điện thoại: 02943.853574 

Email: btgtutravinh@travinh.gov.vn

Website: tuyengiao.travinh.gov.vn