SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH TUYÊN GIÁO TRÀ VINH (1930-2015)

1- Giai đoạn từ những ngày vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến 1954
1.1- Trước năm 1930
- Những năm đầu của thế kỷ XX, các hoạt động chống thực dân Pháp xâm lược có xu hướng mới, sự ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, mà trực tiếp là sự truyền bá những tư tưởng tiến bộ mang tính chất vô sản đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc-nhà yêu nước cách mạng Việt Nam đã tuyên truyền cổ động phong trào yêu nước của dân tộc thông qua Báo Humanité (Báo Nhân đạo), Báo La Paria (Người Cùng khổ)… đã thức tỉnh phong trào yêu nước trong nước đang bế tắt.
- Tháng 02/1927, tổ chức Chi bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội được thành lập tại Càng Long, Cầu Ngang… Các hội viên đầu tiên-cán bộ tiền thân của Đảng tại Trà Vinh rất coi trọng công tác tuyên truyền cổ động, giác ngộ tư tưởng cách mạng cho mọi tầng lớp Nhân dân có tinh thần yêu nước, căm thù ngoại xâm và bọn tay sai bán nước.
1.2- Từ năm 1930-1945
- Từ những cán bộ Hội đầu tiên làm nòng cốt, phong trào yêu nước, cách mạng đã lan tỏa và ngày càng đi vào trọng tâm, đã lôi cuốn và khích lệ mọi tầng lớp Nhân dân ủng hộ nhiệt tình. Trà Vinh là một trong những tỉnh đầu tiên thành lập Đảng Cộng sản. (Mùa Xuân 1930, có 03 chi bộ, đến mùa Hè 1930, phát triển thêm được 09 chi bộ, và mùa Thu năm 1930, Tỉnh ủy Trà Vinh được thành lập)
- Công tác tuyên truyền, vận động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng đã trở thành công cụ sắc bén, hướng dẫn quần chúng đấu tranh chống lại chế độ áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, đòi quyền lợi kinh tế trước mắt kết hợp với khẩu hiệu đấu tranh chính trị chống đế quốc, phong kiến. Với hình thức mitting, rãi truyền đơn, treo băng cờ, đấu tranh trực tiếp ngăn chặn sự lùng sục của lính làng…
1.3- Từ năm 1945-1954
 - Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, với nhiều truyền đơn, biểu ngữ và các tài liệu hiệu triệu toàn dân quyết tâm chống đế quốc-phong kiến; phát động xây dựng cuộc sống mới vừa đấu tranh chống xâm lược Pháp; triển khai các chủ trương của Đảng, nhiệm vụ kháng chiến ra toàn dân; tổ chức bồi dưỡng cán bộ, tuyên truyền chiến thắng, phát triển phong trào văn nghệ… Do đó, các bộ phận chuyên trách được tăng cường như : Báo chí, thông tin cổ động, văn nghệ, giáo dục…
 - Điểm nhấn quan trọng trong công tác tư tưởng lúc này là lấy việc tạm giao, tạm cấp ruộng đất cho nông dân để giác ngộ cách mạng; chống lấn chiếm càn quét; xây dựng lòng tin tưởng nhất định thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ; xây dựng tinh thần bám dân, bám đất để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
2- Giai đoạn cách mạng từ 1954-1975
2.1- Từ năm 1954-1960
 Tuy gặp nhiều khó khăn, gian khổ nhưng cán bộ làm công tác Tuyên giáo biết dựa vào dân, động viên sức mạnh quần chúng, phát huy tinh thần yêu nước, vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc mà đứng lên đấu tranh giành thắng lợi. Hướng dẫn Nhân dân đấu tranh đòi Hiệp thương Tổng tuyển cử, chống trả thù người kháng chiến cũ, giữ nguyên hiện trạng canh tác của nông dân, chống địa chủ thu tô… Đồng thời củng cố lực lượng chuẩn bị cuộc kháng chiến mới.
2.2- Từ năm 1960-1975
 - Sau Đồng khởi 1960, giành thắng lợi trên chiến trường, bộ máy Tuyên giáo Trà Vinh (lúc này gọi là Tuyên-Văn-Giáo) được tăng cường và phát triển. Các Tiểu Ban chuyên trách được hình thành, do một đồng chí ủy viên Ban phụ trách, hình thành bộ máy Ban bao gồm : Văn phòng Ban; Tiểu Ban Tuyên truyền; Tiểu Ban Huấn học; Tiểu Ban Giáo dục; Tiểu Ban Văn nghệ; Tiểu Ban Thông tấn báo chí; Nhà in Anh dũng.
 - Ngành Tuyên giáo Trà Vinh luôn được tăng cường, củng cố và từng bước phát triển, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở tỉnh nhà. Với phong trào chống địch bình định lấn chiếm; phong trào phá ấp chiến lược; vận động gia đình binh sĩ, đòi thực hiện Hiệp định Pari…Những đóng góp của ngành đã góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ. Đảng bộ, quân, dân Trà Vinh phát huy tinh thần “Toàn dân nổi dậy, đoàn kết lập công” luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 30/4/1975, Trà Vinh giải phóng tỉnh lỵ cùng lúc với giải phóng Sài Gòn.
3- Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
3.1- Từ năm 1975 đến nhập tỉnh
 Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, cùng với các ban ngành, Ban Tuyên huấn Trà Vinh tiếp quản tỉnh lỵ Trà Vinh, nhiệm vụ công tác chính trị, tư tưởng, tuyên truyền giáo dục, giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân, tập trung là tuyên truyền thắng lợi, phát huy truyền thống cách mạng đã giành được, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
3.2- Từ năm 1976-1992
  Năm 1976, hai tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh hợp nhất thành tỉnh Cửu Long, Ban Tuyên huấn hai tỉnh cũng xác nhập từ đó. Đến năm 1985, được sự lãnh đạo của Trung ương, Ban Khoa giáo, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng xác nhập vào Ban Tuyên huấn hình thành Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cửu Long. Tháng 5 năm 1992, tỉnh Trà Vinh được tái lập, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh đi vào hoạt động từ tháng 5/1992.
3.3- Từ tháng 5/1992 đến nay
- Kế thừa và phát huy truyền thống của ngành, công tác Tuyên giáo tỉnh Trà Vinh tập trung tuyên truyền giác ngộ cách mạng, động viên các tầng lớp Nhân dân vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội.
- Qua hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên, báo chí, xuất bản đến văn hóa, văn nghệ... động viên cán bộ, đảng viên và Nhân dân an tâm phấn khởi công tác, lao động sản xuất. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh tham mưu cho Tỉnh ủy xây dựng chương trình hành động và ban hành nhiều văn bản quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, báo chí, lịch sử truyền thống của tỉnh nhà; kịp thời thông tin định hướng cho báo chí; thông tin phục vụ cho lãnh đạo tỉnh; thông tin công tác tư tưởng phục vụ sinh hoạt lệ chi, đảng bộ cơ sở; … góp phần thực hiện thắng lợi công tác Tuyên giáo trong tình hình mới.
- Các chỉ thị, nghị quyết các cấp được tổ chức học tập và quán triệt nghiêm túc từ tỉnh đến cơ sở; các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ tuyên giáo cho cán bộ, đảng viên cơ sở được tổ chức thường xuyên. Luôn đề cao cảnh giác, đấu tranh chống chiến lược "Diễn biến hòa bình"; các quan điểm sai trái để chống phá Đảng và Nhà nước ta của các thế lực thù địch, góp phần tạo nên sự thống nhất về nhận thức tư tưởng và hành động trong cán bộ, đảng viên, sự đồng thuận của Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.
- Các binh chủng trên mặt trận tuyên giáo của tỉnh luôn được rèn luyện và trưởng thành, xứng đáng là lực lượng xung kích của Đảng, tuyên truyền tạo ra sự nhất trí cao trong toàn Đảng bộ và Nhân dân về đường lối đổi mới của Đảng, tích cực thúc đẩy các phong trào cách mạng của quần chúng. Cán bộ, đảng viên ngành Tuyên giáo của tỉnh đã qua và hiện nay có tinh thần vượt khó vươn lên, ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, văn hóa, nghiệp vụ, giữ gìn đạo đức, phẩm chất, nâng cao tinh thần trách nhiệm, giữ vững tinh thần đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao./.

TUYÊN TRUYỀN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 31
  • Hôm nay: 1555
  • Trong tuần: 20 453
  • Tất cả: 8690090

WEBSITE BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TRÀ VINH

Trưởng Ban biên tập: Trần Quốc Tuấn

Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  

Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ TRÀ VINH

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Thái Học, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh

Điện thoại: 02943.853574 

Email: btgtutravinh@travinh.gov.vn

Website: tuyengiao.travinh.gov.vn