THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (2001-2005)

1. Phát triển kinh tế
Bước sang năm 2001, tình hình thế giới và khu vực có những biến đổi to lớn và sâu sắc. Khoa học và công nghệ có bước tiến nhảy vọt, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Toàn cầu hóa kinh tế lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh, ở trong nước, công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đạt được nhiều thành tựu to lớn: cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường; tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng - an ninh được củng cố. Ta đã phá được thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là những tiền đề để cả nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang đứng trước nguy cơ mà Đảng đã chỉ rõ: Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu “diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch gây ra.
Thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 11 của Tỉnh ủy Trà Vinh, Huyện ủy Càng Long tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII. Đại hội diễn ra từ ngày 11-10-2000 đến ngày 12-10-2000, về dự Đại hội có 161 đại biểu chính thức, thay mặt cho 3.061 đảng viên của 45 chi bộ, đảng bộ cơ sở trong huyện. Từ tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 1996-2000, Đại hội VIII Đảng bộ huyện Càng Long đề ra phương hướng 5 năm (2001- 2005) là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông - công - thương nghiệp và dịch vụ. Quan tâm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, giảm mạnh hộ nghèo; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Tăng cường bảo vệ và quản lý môi trường; tích cực giải quyết tốt các vấn đề bức xúc về văn hóa - xã hội, nhất là giải quyết việc làm cho lao động trong độ tuổi, phòng chống các tệ nạn xã hội; củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng. Tăng cường củng cố hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng - chính quyền - các đoàn thể và nhân dân, rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, xây dựng huyện thành một trong những huyện trọng điểm về lương thực của tỉnh.
Đại hội bầu 33 đồng chí Ủy viên Ban chấp hành, 11 đồng chí ủy viên Ban Thường vụ. Đồng chí Dương Văn Kẻn được bầu làm Bí thư Huyện ủy. Các đồng chí Huỳnh Văn Ấu và Lê Quốc Long được bầu làm Phó Bí thư (1) . Ngay sau Đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ nhanh chóng triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ đề ra trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII.
Nông nghiệp: phát triển theo hướng cơ giới hóa, thủy lợi hóa; xem thủy lợi là biện pháp hàng đầu để thâm canh, tăng vụ và khai thác tiềm năng đất, tích cực vận động thu thủy lợi phí để đầu tư cho công trình thủy lợi, bờ bao, cống bọng đảm bảo tưới tiêu, ngăn mặn cho 90% diện tích. Đồng thời áp dụng tốt các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, lãnh đạo sản xuất đúng lịch thời vụ, phát triển rộng việc nhân giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt để đảm bảo được năng suất sản lượng. Phát huy hiệu quả hoạt động của trại và trạm nhân giống lúa mới. Phát triển trồng cây màu lương thực, thực phẩm đạt 4.200ha, chú ý đất giồng cát, bờ kênh thủy lợi, xen canh cây màu trên đất ruộng lúa và đất vườn tạo thêm thu nhập và việc làm cho nông dân; bình quân mỗi xã, thị trấn 20ha (tính trên mặt bằng ủ nấm), sản lượng đạt 500 tấn/năm. Khai thác 85% vườn cây kém hiệu quả và đất giồng để trồng cây có giá trị kinh tế cao, tiếp tục chỉ đạo chuyển dịch diện tích cây trồng hàng năm sang diện tích cây ăn trái đạt 555ha, chú ý nhân rộng các mô hình có hiệu quả. Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày như cây lác ở xã Đức Mỹ, Đại Phước và các loại cây khác đạt 700ha. Tạo điều kiện trong khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ cây lác, cây dừa bảo đảm cho người sản xuất có lãi. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đàn gia súc gia cầm. Tập trung đầu tư vốn, con giống để lai tạo sinh hóa đàn bò, nạc hóa đàn heo, nâng cao đàn gà, đàn vịt siêu thịt-siêu trứng phát triển chăn nuôi công nghiệp.
Trong chăn nuôi, sử dụng hết diện tích mặt nước ao, hồ, ruộng lúa để nuôi trồng thủy sản, phấn đấu đạt 1.900ha, sản lượng 4.080 tấn (có 700ha nuôi tôm càng xanh, sản lượng 480 tấn).  Phát triển rộng mô hình nuôi tôm càng xanh ở xã An Trường, mô hình nuôi cá rô đồng ở thị trấn Càng Long, Phương Thạnh, Bình Phú, An Trường. Tăng cường đầu tư cho trại giống xã Phương Thạnh để cung cấp giông tôm càng xanh và cá rô đồng cho bà con nông dân, đồng thời tiếp tục thành lập mới trại giống cây ăn trái và chăn nuôi bò.
Xây dựng cơ sở hạ tầng: Những năm đầu của thế kỷ XXI, xã Tân An tập hợp Cựu chiến binh, cán bộ hưu trí làm công tác vận động nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng. Đồng chí Biện Quốc Chí (Dương Nhậm), nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Tây Đô, khi về hưu hưởng ứng kế hoạch làm giao thông nông thôn ở xã đã cùng với Đảng bộ xã xây dựng kế hoạch bàn bạc với dân, giao cho Cựu chiến binh chịu trách nhiệm chính. Khi tổ chức thực hiện thì làm không toàn tuyến mà làm theo từng ấp, xóm, từng khu vực rồi nhân rộng, làm xong đến đâu công khai tài chính đến đó, và để rút kinh nghiệm. Nhân dân ủng hộ cách làm này. Khi làm tuyến một xong, nhân dân đề nghị Đảng bộ xã làm tiếp tuyến hai. Việc thực hiện Nhà nước hỗ trợ 65% kinh phí và nhân dân góp 35%. Chỉ trong một thời gian hơn một năm, Tân An đã làm xong hệ thống đường đá Long Hội, Nhà Thờ, Tân An Chợ và xóa toàn bộ cầu khỉ trong xã. Tại xã Tân Bình, năm 2002 nhân dân đứng ra làm 11.800m đưòng đá, nhân dân góp 35% trong công trình này là 413 triệu đồng. Đến năm 2010, nhân dân Tân Bình hiến đất trị giá hơn 8 tỷ đồng làm đường đá rộng 3m thay đường đá cũ trên các ấp An Chánh, An Thạnh, An Bình và một phần của An Định Giồng. “Huyền Hội là xã vùng sâu diện xã nghèo, qua nhiều năm đầu tư xây dựng và tập trung trong năm 2004, kết cấu hạ tầng đường sá đi lại không còn khó khăn. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trên cơ sở nguồn vốn của tỉnh, Đảng bộ xã vận động sức dân góp vốn, hiến đất làm con đường nhựa thay đường đá với 3,5m chiều ngang, chiều dài 4.000m bắt đầu từ Lưu Tư đến giáp xã Tân Bình. Các tuyến đường như hương lộ 6, hương lộ 8 được bà con trong xã nâng cấp, thảm đá dăm, cao ráo sạch sẽ cả trong mùa mưa. Hệ thống đường liên ấp được hình thành, do đó giao thông từ Lưu Tư đi Giồng Mới dài 5,5km giúp cho xe 2, 3 bánh, 4 bánh đi lại dễ dàng. Riêng tỉnh lộ 911 đi qua xã có 6km hoàn toàn tráng nhựa. Một điều đặc biệt là, khi đường mở rộng đến đâu dân hiến đất đến đó, trị giá phần hiến của dân hơn 6 tỷ đồng. Khi có hệ thống giao thông và thủy lợi tốt, sinh hoạt cuộc sống và các hoạt động sản xuất, kể cả đưa các hàng hóa nông sản thực phẩm của nhà nông đến các thị trường tiêu thụ dễ dàng. Các trang trại của xã đã bắt đầu phát huy hiệu quả từ những vùng đất giồng”(2) . Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cũng được nâng cao.

Tại xã Nhị Long Phú, Đảng bộ xã luôn tạo điều phát huy truyền thống “gia đình cách mạng gương mẫu” xây dựng cơ sở hạ tầng. Ông Trần Văn Hòa, thương binh, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh ấp Dừa Đỏ III là người đi đầu trong phong trào giao thông nông thôn. Thấy giao thông quê nhà chưa tốt, ông xin ý kiến cấp ủy ấp, xã cho ông vận động nhân dân xóa cầu khỉ và cải tạo đường. Trên thống nhất, ủng hộ, ông tập trung người dân cùng ông vận động tiền và tập trung hội viên Cựu chiến binh thi công. Chỉ trong thời gian không đầy 1 năm, ấp Dừa Đỏ III thay cầu khỉ bằng cầu bê tông và làm được 500m-600m đường đá. Tại xã Đại Phúc, sau khi tách xã một thời gian, đồng chí Nguyễn Văn Đầy, nguyên ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Trà Vinh về hưu. Sống tại xã nhà, thấy ấp Tân Phúc việc đi lại khó khăn, ông cùng với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã vận động trong và ngoài xã cải tạo cầu, đường xóm, ấp để nhân dân đi lại thuận tiện. Giao thông - thủy lợi huyện huy động gần 1.000.000 ngày công và trên 3 tỷ 208 triệu đồng nhân dân đóng góp, kết hợp với các nguồn vốn ngân sách nhà nước, thủy lợi phí, nước ngoài đầu tư... tiến hành cải tạo xây dựng đồng bộ hệ thống thủy lợi gắn với giao thông nông thôn. Tu sửa bờ bao, khép kín kênh nội đồng từng khu vực, từng ấp, khóm; nâng cấp hàng chục km kênh cấp II, xây đúc gần 90 cống bọng. Đổ cát, lót đá nâng cấp gần 90km lộ giao thông nông thôn, xây dựng hơn 150 cầu bê-tông. Đặc biệt, huyện được tỉnh và Trung oíơng đầu tư xây dựng tỉnh lộ 911, quốc lộ 60, góp phần mở rộng và làm cho hệ thống giao thông trong huyện được thuận lợi hơn.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Phát triển các ngành nghề truyền thống địa phương như: xay xát lương thực, mộc, cưa xẻ gỗ, dệt chiếu lác, tơ xơ dừa, than gáo dừa, gạch ngói... Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gần 100.000 cơ sở. Năm 2004, xã Tân An phát triển làng nghề gạch ngói cả Chương. Gạch ngói của Tân An được hình thành từ khi Đảng bộ xã, Đảng bộ huyện tạo điều kiện đưa công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển (3) .

 Cuối tháng 3-2004, Đảng bộ huyện và xã chủ trương để cho nông dân làm ăn phát triển đi lên bền vững. Khi dự án có, toàn bộ lực lượng ở xã, có cấp ủy Huyện lãnh đạo, cấp ủy, ủy ban và các ban ngành đoàn thể vào cuộc vận động, trong đó có nữ đồng chí Thanh ở sở Công nghiệp cũng tham gia vào Ban vận động thành lập Hợp tác xã để phát triển làng nghề, tạo ra nhận thức tốt trong nhân dân. Ban vận động tập trung tuyên truyền. Thấy cái lợi khi vào hợp tác xã dệt chiếu là được hưởng chính sách ưu đãi của tỉnh, toàn xã đã tham gia vào hợp tác xã. Đồng chí Huỳnh Văn Ấu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện lúc bấy giờ, lo lắng vì tuy dự án làng nghề được duyệt nhưng trễ chưa dự trù được ngân sách nên vốn chưa có. Làm sao thành lập được hợp tác xã? Và từ cơ sở này, dùng dự án vay vốn và lấy vốn đó đầu tư trước, còn vốn trong ngân sách thì tới năm ngân sách mới giải quyết ta sẽ trả vốn vay. Đó là cách làm của huyện Càng Long để tháo gỡ khó khăn. Ngoài ra, huyện Càng Long còn có cơ sở đóng đàn của Võ Văn Nam ở ấp Thượng, xã Đại Phưóc; hằng tháng cơ sở sản xuất 200 cây đàn thùng (ghita, ghita phím lõm và măngđôlin) giao cho các cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một nghề mới ở vùng sông nước Càng Long.
Kinh tế hợp tác tiếp tục được duy trì và phát triển với nhiều loại hình phong phú. Toàn huyện có trên 800 loại hình kinh tế hợp tác và 10 hợp tác xã trên các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, xây dựng, điện, tín dụng, tiểu thủ công nghiệp vối 23.000 thành viên. .
2. Phát triển đời sống văn hóa xã hội
Giáo dục: Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp 88 phòng học, nâng tổng số 611 phòng học, trong đó có 485 phòng học cơ bản, bán cơ bản, chiếm tỷ lệ 80,7%. Huyện được Bộ Giáo dục công nhận 2 trường đạt chuẩn quốc gia (Tiểu học A Nhị Long, Tiểu học A Tân An). Đây là 2 trường tiểu học đầu tiên trong tỉnh đạt trường chuẩn quốc gia. Ghi nhận tại Trưòng tiểu học Tân An A: Qua quá trình xây dựng, trường đã cơ bản đạt 5 tiêu chuẩn trong quy chế công nhận Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về nhân sự, toàn trường có 25 giáo viên, tất cả đều đạt chuẩn Trung học sư phạm, trong đó có 2 giáo viên trên chuẩn, một có trình độ Cao đẳng sư phạm và một có trình độ Đại học sư phạm. Hằng ngày lên lớp, giáo viên đều có đầy đủ giáo án để giảng dạy. Hằng tháng giáo viên đều được sinh hoạt Tổ chuyên môn 3 lần, dự thao giảng, thống nhất chương trình, tổ chức các chuyên đề như luyện chữ viết cho học sinh ở khối 1,2; xây dựng khối có phong trào vở sạch chữ đẹp. Phương pháp giảng dạy môn tập làm văn thể loại quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Phương pháp dạy môn chính tả so sánh, giải toán có lời văn, dạy tiết trả bài viết và đổi mới phương pháp dạy cộng trừ số thập phân. Và chuyên đề giáo viên kết hợp với phụ huynh, suy nghĩ về việc ghi lời phê của giáo viên... Qua kiểm tra đánh giá, trường có 5 giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh và 13 giáo viên giỏi cấp trường, không có giáo viên yếu kém...
Cũng trong thòi gian này, huyện tổ chức Đại hội Hội đồng giáo dục huyện 2001-2005 và thành lập Hội Khuyến học huyện. Hoạt động giáo dục chuẩn bị mọi mặt cho phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Y tế: Việc khám bệnh và điều trị bệnh có nhiều mặt tiến bộ, đáp ứng yêu cầu về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân: có 10/12 xã, thị trấn có trạm y tế và 2 phòng khám đa khoa khu vực, 121/121 ấp có tổ y tế, 7/10 trạm y tế có bác sĩ. Tỷ lệ tăng dân số hạ xuống còn 1,56% đạt 100%. Kết quả thực hiện các dự án y tế quốc gia đạt 98,95%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 3% so với năm 2000.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, truyền thanh: Tập trung tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, tạo được sinh khí sôi nổi, phấn khởi thực hiện nghị quyết Huyện ủy. Huyện có 54 trạm truyền thanh, 12/12 xã, thị trấn và 41/121 ấp, khóm có trạm truyền thanh, 121/121 ấp, khóm đều có tổ thông tin. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, ấp, khóm văn hóa, cơ quan, trường học văn minh được quan tâm chỉ đạo. Huyện kết hợp các ngành liên quan tổ chức các giải: Hội khỏe phù đổng, bóng đá, bóng chuyền cấp huyện, bóng đá thiếu niên nhi đồng, hội thao công nhân viên chức lao động cấp huyện... có 1.506 vận động viên tham gia. Nâng cấp sân bóng đá Tân An, Huyền Hội và An Trường. Đồng thòi xây dựng sân bóng chuyền xã Mỹ Cẩm, Bình Phú và Đại Phước, đạt 75% kế hoạch.
Công tác giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đây là công tác luôn được quan tâm tổ chức thực hiện, triển khai vốn từ quỹ quốc gia 120. Ngay năm đầu (năm 2000) đã lập 8 dự án giải quyết việc làm bằng 791 triệu đồng cho 489 hộ, giải quyết được 700 lao động có việc làm đạt 100%. Ngoài ra ngân hàng phục vụ người nghèo còn cho 1.629 hộ vay 3 tỷ 204 triệu đồng, góp phần giảm nghèo 1.644 hộ. Huyện tiếp tục thực hiện Quyết định số 1143/2000/QĐ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc điều tra hộ nghèo theo tiêu chí mới. Toàn huyện có 7.028 hộ nghèo, chiếm 21,6% tổng số hộ. Quá trình làm công tác xóa đói, giảm nghèo, Đảng bộ huyện lãnh đạo xây dựng hàng chục dự án kết hợp với việc vận động toàn xã hội cùng làm, hằng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm gần 3%.
3. An ninh, quốc phòng
An ninh: Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/2001/NQLT ngày 04-12-2001 của Ban thưòng trực Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Công an về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới. Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ Tổ quốc, đã giáo dục gần 200 đối tượng. Thực hiện Nghị định số 87/CP, 88/CP của Chính phủ, Liên ngành 814 tổ chức kiểm tra trên 150 lượt điểm dịch vụ văn hóa, phát hiện và xử phạt hành chính những trường hợp vi phạm.
Công tác quân sự địa phương: Công tác quân sự địa phương cơ bản đạt chỉ tiêu và yêu cầu kế hoạch. Chất lượng hoạt động quân sự cũng được nâng cao trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Hằng năm huyện làm công tác đưa quân thực hiện nghĩa vụ quân sự đạt 100% chỉ tiêu tỉnh giao, chất lượng đưa quân ngày càng được nâng cao. Công tác xây dựng lực lượng trong giai đoạn này nổi lên một số mặt: về xây dựng lực lượng vũ trang địa phương đủ theo biên chế, cơ bản ổn định. Đội ngũ cán bộ chiến sĩ trẻ, khỏe, có kiến thức, trình độ, năng lực, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xây dựng lực lượng dự bị động viên: thường xuyên phúc tra, nắm chắc nguồn dự bị động viên hằng năm. Việc đăng ký quản lý nguồn ngày càng đi vào nền nếp, các chế độ tiêu chuẩn bảo đảm trong thời gian động viên được tổ chức thực hiện chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng dự bị động viên an tâm tham gia huấn luyện, diễn tập đầy đủ nội dung chương trình theo pháp luật quy định. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ: hằng năm cơ quan quân sự huyện làm tham mưu cho cấp ủy, ủy ban tiến hành sơ kết tình hình triển khai thực hiện Pháp lệnh Dân quân tự vệ để rút ra kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo. Tổ chức đăng ký độ tuổi của công dân, khảo sát phân loại lực lượng, kiện toàn sắp xếp đội ngũ cán bộ từng bước thực hiện tốt chính sách. Nghiên cứu quân số phù hợp và nâng cao chất lượng huấn luyện theo đúng nội dung so với yêu cầu. Xây dựng khu vực phòng thủ của huyện, với nhận thức sâu sắc về âm mưu, thủ đoạn của địch, luôn nâng cao cảnh giác cách mạng. Phòng chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ trong tình hình mới, cơ quan quân sự và các xã, thị trấn tiếp tục lập kế hoạch bổ sung điều chỉnh kế hoạch A, A2 (kế hoạch phòng thủ và kế hoạch phòng chống biểu tình gây rối, gây bạo loạn), tổ chức diễn tập vận hành cơ chế diễn tập chỉ huy cơ quan. Thông qua diễn tập, khả năng trình độ sẵn sàng chiến đấu, sử dụng lực lượng, xử lý tình huống đối với nhiệm vụ quốc phòng và an ninh được nâng lên. Trong xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xử lý các điểm nóng trên địa bàn huyện ngày càng đi vào chiều sâu, hoạt động của các lực lượng có chất lượng, sẵn sàng xử lý và hoàn thành nhiệm vụ chính trị trước mọi tình huống có thể diễn ra.
4. Xây dựng hệ thống chính trị
Trong công tác xây dựng Đảng, đưa đi đào tạo bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ ở các trường tỉnh và Trung ương 88 người, đưa học văn hóa 69 người. Riêng Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mở hơn 55 lớp bồi dưỡng cho gần 5.000 lượt cán bộ, đảng viên. Điều động từ ngành này sang ngành khác hàng chục người, quyết định phân công giữ các chức vụ chủ chốt gần 40 người. Đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở, cán bộ cốt cán của ấp, khóm được huyện xem trọng. Ngân sách hằng năm dành nguồn chi cho đào tạo cán bộ. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Đảng bộ huyện thực hiện đưa đồng chí Nguyễn Hoàng Vân, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị, về xã Đức Mỹ làm Bí thư, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã (đây là một cán bộ làm Bí thư kiêm Chủ tịch xã đầu tiên của tỉnh Trà Vinh).
Thực hiện Quy định số 76-QĐ/TW của Bộ Chính trị “Về việc đưa đảng viên công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú”, huyện có 33/33 chi bộ, đảng bộ ngành, giới thiệu về sinh hoạt đảng nơi cư trú 403/403 đảng viên. Nhìn chung, đại bộ phận đảng viên về nơi cư trú thường xuyên giữ được mối liên hệ với chi bộ địa phương, đồng thời làm gương tham gia đóng góp tích cực nơi cư trú, được sự tín nhiệm cao của chi bộ và nhân dân địa phương, về việc tổ chức, quản lý theo quy hoạch phát triển, Đảng bộ huyện lãnh đạo thực hiện Nghị định số 157/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính trong huyện Càng Long. Thành lập xã Đại Phúc (tách ra từ xã Đại Phước) trên cơ sở l.050,675ha diện tích tự nhiên và 5.003 nhân khẩu. Thành lập xã Nhị Long Phú (tách ra từ xã Nhị Long) trên cơ sở 1.193,13ha diện tích tự nhiên và 7.560 nhân khẩu, nâng tổng số các xã, thị trấn trong huyện lên 14 xã, thị trấn.
Trong xây dựng hệ thống chính quyền: Xác định chính quyền cơ sở là cấp hành chính gần dân nhất, trực tiếp truyền đạt và tổ chức cho nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, huyện đã kịp thời kiện toàn củng cố các chức danh chủ chốt: Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân. Các thành viên ủy ban nhân dân được bố trí phù hợp, am hiểu cơ bản về quản lý hành chính nhà nước nên giải quyết công việc nhanh, gọn, ít phiền hà, tạo lòng tin trong dân. Trong tuần có một ngày tiếp dân và hòa giải các vụ việc trong nhân dân; hàng tuần có họp thường trực và ngày cuối của hằng tháng họp thành viên ủy ban nhân dân để kiểm điểm công việc thực hiện của ủy ban nhân dân và từng thành viên ủy ban. Kiện toàn trưởng ấp, trưỏng khóm. Trên địa bàn huyện 90% ấp do Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ấp, còn lại 10% do tình hình thực tế nên vừa có Bí thư vừa có trưởng ấp. Định kỳ 6 tháng, cuối năm và khi kết thúc nhiệm kỳ, từng Trưởng ấp đều ra tự phê trước nhân dân. Chức danh Trưởng ấp được nhân dân bầu cử theo đầu phiếu phổ thông.
Hội đồng nhân dân, thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của ủy ban nhân dân và các ngành, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng luật định, tổ chức các kỳ họp Hội đồng nhân dân đúng định kỳ. Hằng năm tổ chức cho đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tiếp xúc cử tri 91 cuộc với trên 3.000 lượt cử tri dự, có trên 500 ý kiến đóng góp tập trung vào các nội dung chủ yếu như: Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tăng cường nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, quan tâm hơn nữa công tác xóa đói giảm nghèo, đầu ra, giá cả các mặt hàng nông sản quá thấp, giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân... Hoạt động của ủy ban nhân dân huyện, xã, thị trấn đi vào nền nếp theo chức năng quản lý hành chính nhà nước. Việc tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” đã tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc giảm bớt đi lại, được nhân dân phấn khởi và đồng tình ủng hộ.
Công tác đoàn thể và Mặt trận: Cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm xây dựng, củng cố Mặt trận và các đoàn thể, nâng cao chất lượng hoạt động bố trí phân công cấp ủy có trình độ, năng lực lãnh đạo khối và từng ngành. Hằng quý, Ban thường vụ cấp ủy họp để nghe Mặt trận và các đoàn thể báo cáo công tác vận động quần chúng, có phân tích thuận lợi, khó khăn... Từ đó cấp ủy cho chủ trương, giải pháp để tiếp tục thực hiện chức năng tập hợp, vận động quần chúng nhân dân. Quy chế dân chủ ở cơ sỏ tiếp tục được thực hiện rộng rãi. Các công việc của địa phương đưa ra dân bàn và quyết định, nhất là những công trình bờ bao, lộ liên ấp, cầu bêtông. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” phát triển. Việc xây dựng tốt các quy ước, hương ước cũng góp phần đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội và các tập tục lạc hậu ở ấp, khóm, thúc đẩy giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Việc xây dựng quy chế làm việc của Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể là vấn đề đổi mới phong cách, lề lối làm việc, cũng là quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của tập thể và cá nhân, từ đó nêu cao vai trò trách nhiệm của tập thể, cá nhân, tạo ý thức tự giác chấp hành sự lãnh đạo, không còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm qua lại, tạo mối quan hệ làm việc đồng bộ, chặt chẽ giữa các tổ chức trong hệ thông chính trị ở cơ sở theo hưóng cải cách hành chính.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, vận động hội viên, đoàn viên các đoàn thể và nhân dân tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện. Nhiều phong trào của đoàn thể mang lại hiệu quả thiết thực, được sự đồng tình ủng hộ của hội viên và nhân dân: “Vận động ủng hộ ngày vì người nghèo, đóng góp cất nhà tình thương cho số gia đình chính sách và gia đình nghèo, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giúp đỡ cho các em học sinh nghèo nhân ngày đưa trẻ đến trường, phong trào tích lũy tiết kiệm, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước... Các phong trào rộng, mạnh, đoàn thể tập hợp quần chúng nhân dân vào các tổ chức chính trị xã hội, nâng tổng số 135.150 đoàn viên, hội viên chiếm 84% so với tổng dân số, đồng thời củng cố 421 chi, tổ hội. Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng đã được thể hiện rõ” (4).
Năm 2004, Huyện ủy Càng Long thực hiện Nghị quyết năm gắn liền với sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã - thị trấn thuộc huyện Càng Long. Tổ chức quán triệt Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (Khóa IX) và đề ra Chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Trung ương trên cơ sở điều chỉnh, bổ sung một số chủ trương, giải pháp từ nay đến năm 2005.

 

Chú thích:
(1) Sau Đại hội, cán bộ chủ chốt huyện có thay đổi. Tháng 7-2003, đồng chí Dương Văn Kẽn được tỉnh rút về phân công làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, đồng chí Trần Khiêu - Chánh thanh tra tỉnh được tỉnh phân công về làm Bí thư Huyện ủy. Đến tháng 6-2004, đồng chí Trần Khiêu được Tỉnh ủy điều về tỉnh nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, đồng chí Huỳnh Văn Ấu được Tỉnh ủy phân công làm Bí thư Huyện ủy Càng Long.
(2) Trích ý kiến của đồng chí Phạm Văn Phụ, Bí thư Đảng ủy xã Huyền Hội năm 2004.
(3) Võ Văn Bon, người đầu tiên đặt chân đến vùng đất cả Chương làm gạch, ông nói: “Tôi làm nghề gạch ngói cũng đã hơn 10 năm nay, khi xưa làm ở Vĩnh Long, sau thấy ở Vĩnh Long hết đất chạy gạch, thấy chính sách ưu đãi gọi đầu tư ở đây tốt, chúng tôi mới đi xuống Trà Vinh. Thấy ở đây có nhiều khu đất rất phù hợp với việc làm gạch ngói. Vùng này đất lại cao, khi lấy đất chạy máy sẽ không ảnh hưỏng nhiều đến sản xuất nông nghiệp của bà con. Sau thời gian suy nghĩ, năm 1998, gia đình tôi quyết định xuống ấp Cả Chương lập nghiệp. Bởi làm nơi đây vừa đỡ chi phí tiền vận chuyển đất từ Trà Vinh về Vĩnh Long, vừa bán được giá cao. Đặng cả đôi đàng ai mà chẳng thích. Đến nay đã có khoảng 10 hộ làm gạch. Làng nghề gạch ngói Cả Chương sản xuất hai loại gạch: Gạch ống và gạch thẻ”.
(4) Trích Báo cáo số 93-BC/HU: Tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ năm 2002 của Huyện ủy Càng Long.

TUYÊN TRUYỀN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 34
  • Hôm nay: 481
  • Trong tuần: 4 253
  • Tất cả: 8757688

WEBSITE BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TRÀ VINH

Trưởng Ban biên tập: Trần Quốc Tuấn

Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  

Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ TRÀ VINH

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Thái Học, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh

Điện thoại: 02943.853574 

Email: btgtutravinh@travinh.gov.vn

Website: tuyengiao.travinh.gov.vn