Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông - ngư nghiệp gắn với công nghiệp và dịch vụ (2001-2005)
Sau thành công của đại hội chi bộ, đảng bộ cấp cơ sở, từ ngày 3 đến ngày 7-11-2000, Đảng bộ Trà Cú đã tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2001-2005). Các đồng chí Hồng Văn Ân và Dương Tấn Hội, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy đã về dự và chỉ đạo Đại hội.

Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ Trà Cú lần thứ VIII có nhiệm vụ: đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ VII, đề ra phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ trong những năm 2000-2005, bầu Ban Chấp hành khóa VIII và bầu đoàn đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh.
Căn cứ vào quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Tỉnh ủy Trà Vinh về những khó khăn và thuận lợi, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa VII) đã nêu ra nhiệm vụ chung của Đảng bộ huyện trong những năm 2001-2005 là: “Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân huyện nhà tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường phát huy hết tiềm năng và nội lực, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của trên, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện, bảo đảm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn 5 năm trước. Đi đôi tích cực giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách xã hội, chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh xây dựng và chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo ngang tầm với nhiệm vụ mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ đề ra. Phấn đấu đến năm 2005 tăng mức thu nhập bình quân đầu người gấp 1,5 lần so với hiện nay, đưa các xã nghèo, đặc biệt khó khăn phát triển ngang bằng với các xã khác trong huyện”(1) .
Từ mục tiêu chung, Đại hội đã thảo luận và biểu quyết thông qua những chỉ tiêu cần đạt được trong nhiệm kỳ VIII là:
Về kinh tế: Giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong huyện tăng bình quân 12-13%. Đến năm 2005, trong cơ cấu kinh tế địa phương, tỷ trọng giá trị nông - ngư nghiệp giảm từ 67,38% xuống còn 58,86%. Công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng từ 16,63% lên 20,02%. Dịch vụ tăng từ 15,9% lên 21,1%. Lương thực đạt 170.000 tấn. Thủy sản các loại đạt 15.927 tấn. Tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 10%.
Về xã hội: Giảm tỷ lệ tăng dân số bình quân mỗi năm 0,06%, đến năm 2005 còn 1,34%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2005 đạt 6 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo (theo mức thu nhập đầu người ở nông thôn dưới 120.000 đồng/người/tháng và thị trấn 150.000 đồng/người/tháng) bình quân hằng năm giảm 3%, đến năm 2005 còn 15 - 16%. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong độ tuổi toàn huyện đến năm 2005 đạt 40 - 50%. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi đến năm 2005 còn 20%.
Về quốc phòng - an ninh: Giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt 2,5% tổng số dân; hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân hằng năm cả về số lượng và chất lượng.
Về xây dựng hệ thống chính trị: Xây dựng Đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh đạt 80%, không có cơ sở đảng yếu kém. Phấn đấu xây dựng Đảng bộ huyện trong sạch, vững mạnh. Phát triển 1.250 đảng viên mới, đến năm 2005 đạt 2% tổng số dân trong huyện. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả điều hành quản lý Nhà nước. Tập hợp trên 80% quần chúng vào tổ chức chính trị, kinh tế - xã hội.
Đại hội đã bàn và đề ra những giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu trên là:
1. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - ngư nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra khối lượng, chất lượng hàng hóa có giá trị cao phù hợp với nhu cầu thị trường tạo tiền đề phát triển kinh tế nông thôn của huyện.
2. Củng cố, phát triển và hiện đại hóa một bước công nghiệp chế biến, đồng thời phát triển đa dạng hóa ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện.
3. Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
4. Tăng cường công tác tài chính - tín dụng đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
5. Tích cực giải quyết các vấn đề bức xúc về văn hóa - xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách người có công với đất nước qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và thời kỳ bảo vệ thành quả cách mạng.
6. Tăng cường nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, bảo đảm giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
7. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đủ sức lãnh đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu của Đảng bộ đề ra.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa VIII (nhiệm kỳ 2001-2005). Ban Chấp hành Đảng bộ đã bầu ra Ban Thường vụ gồm 11 đồng chí. Đồng chí Huỳnh Minh Trạng, Tỉnh ủy viên, được bầu giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy; đồng chí Huỳnh Văn Tảo được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và đồng chí Thạch Bình Rươnl được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Thường trực.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2001-2005), sau 5 năm (2001-2005) tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ VIII, Đảng bộ và nhân dân Trà Cú đã giành được những thành tựu trên các mặt sau:
- Trên lĩnh vực kinh tế
Sau 5 năm (2001-2005), thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng bộ huyện, kinh tế địa phương có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước, bình quân 5 năm (2001-2005) tăng 11,98% (Nghị quyết 12-13%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đến cuối năm 2005, tỷ trọng giá trị nông nghiệp đạt 47,67%, xây dựng đạt 8,42% (Nghị quyết 6,58%) và dịch vụ đạt 23,29% (Nghị quyết 21,17%). Tổng đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn huyện trong 5 năm đạt 1.276 tỷ đồng, bình quân hằng năm tăng trên 18,7%. Trong đó, vốn Trung ương đầu tư đạt 24,22%, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia đạt 6,1%, vốn tài trợ các tổ chức quốc tế đạt 5,61%, vốn các doanh nghiệp sản xuất đạt 12,7%, vốn đầu tư địa phương đạt 18,72%, vốn huy động trong nhân dân đạt 18,86%.
Đặc biệt trong 5 năm (2001-2005), sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo được một số mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhờ có hệ thống thủy lợi các năm trước xây dựng nên bà con nông dân đã đẩy mạnh phong trào sản xuất lúa vụ thu - đông, đạt 3 vụ lúa trong năm. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2005 là 52.646ha, đưa hệ số sử dụng đất lên 2,2 lần năm 2005. Trong sản xuất nông nghiệp tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tăng cường công tác khuyến nông, đầu tư thay đổi giống mới có chất lượng cao đưa năng suất lúa tăng 10%, sản lượng lúa đạt 171.100 tấn năm 2005, vượt 7% so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày tăng nhanh, từ 9.672ha năm 2000 lên 13.140ha năm 2005 (Nghị quyết 12.000ha). Cây mía tuy diện tích giảm do giá cả thị trường, nhưng vẫn duy trì ổn định sản lượng 500.000 tấn mía hằng năm. Một số mô hình đã và đang được khẳng định có hiệu quả kinh tế cao, được nhân dân địa phương coi đây là cây góp phần xóa đói giảm nghèo, đó là cây bắp lai, cây đậu phộng.
Chăn nuôi, cũng được xác định là thế mạnh của huyện, nên trong 5 năm (2001-2005) chăn nuôi phát triển khá nhanh theo hình thức công nghiệp và quy mô trang trại, tổng đàn heo trên 80.000 con, tăng 5 lần so với năm 2000; đàn bò trên 25.000 con, tăng 2,1 lần so với năm 2000, đàn gia cầm trên 1,3 triệu con.
Thủy sản phát triển cả nuôi trồng và khai thác: Năm 2005 tổng sản lượng 13.420 tấn (2.990 tấn tôm) đạt 85% so với chỉ tiêu Nghị quyết, tăng bình quân 15,56%/năm (chỉ tiêu Đại hội 15,73). Năng lực sản xuất của ngành thủy sản tiếp tục được tăng cường, phát triển mới 6 trang trại sản xuất giống; đóng mới 54 tàu đánh bắt hải sản, nâng tổng số tàu trong toàn huyện lên 231 tàu. Bến cá Định An ngày càng làm ăn hiệu quả, đã huy tụ hàng trăm tàu đánh bắt của các tỉnh về cập bến. Tỉnh đã quyết định thành lập Ban quản lý Bến cảng cá Định An.
Thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - ngư nghiệp đã đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo phát huy lợi thế kinh tế của từng vùng theo hướng nâng dần giá trị sản xuất trên cùng một diện tích, đã chuyển đổi 7.290ha đất kém hiệu quả sang sản xuất có hiệu quả; trong đó, chuyển sang nuôi tôm sú 1.296ha, cây ăn trái 236ha, kết hợp diện tích vườn với nuôi trồng thủy sản 165ha, diện tích lúa kết hợp nuôi thủy sản 462,7ha.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, giá trị của ngành tăng 12,11%; nhiều dự án mối được mở ra đã góp phần tăng giá trị sản xuất. Công ty mía đường Trà Vinh đặt tại xã Lưu Nghiệp Anh được thành lập theo Quyết định số 1652/ QĐ-BNNPTNT ngày 12-7-1997, đã hỗ trợ đầu ra cho bà con nông dân trồng mía huyện Trà Cú và các huyện lân cận của tỉnh Trà Vinh, tỉnh Sóc Trăng. Song song đó, được chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, Trà Cú khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển khu chế biến thủy sản Định An.
Về tiểu thủ công nghiệp, huyện đầu tư khuyến khích phát triển và khôi phục lại các ngành nghề truyền thống như đan đát, dệt chiếu, thảm, chế biến gỗ, chế biến nông cụ cầm tay, đã góp phần đáng kể vào giá trị kinh tế chung của toàn huyện.
Thương mại - dịch vụ phát triển, đạt tốc độ tăng bình quân hằng năm 16,91% (Nghị quyết 18,47%). Hàng hóa lưu thông trên thị trưòng ngày càng đa dạng và phong phú, các trung tâm chợ huyện và xã được nâng cấp hoặc xây dựng mới. Đến cuối nhiệm kỳ, toàn huyện có 7.542 đơn vị hoạt động đại lý, cơ sở sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thu ngân sách: Năm 2004 vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, tăng 1,57 lần so với năm 2000, thu bình quân hằng năm tăng 15,4%; đạt chỉ tiêu so với nghị quyết. Chi ngân sách bước đầu đi vào nền nếp, đúng luật ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, ưu tiên chi cho các lĩnh vực quan trọng. Hoạt động tín dụng ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân có nhiều tiến bộ, tăng thêm nhiều hình thức huy động vốn. Tổng vốn đầu tư tín dụng 5 năm đạt 350 tỷ đồng, bình quân hằng năm đầu tư tăng 15%.
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo bộ mặt văn hóa nông thôn ngày càng thêm khởi sắc. Trong 5 năm, huyện tập trung đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Trong đó, phát triển hệ thống thủy lợi nâng cao năng lực tưới tiêu cho hơn 80% diện tích sản xuất. Huyện cũng đã chỉ đạo mở rộng các con kênh cấp 2, 3 ở Ba Cụm, xã Ngọc Biên, phục vụ sản xuất của đồng bào Khmer. Được tỉnh và Trung ương đầu tư hệ thống thủy lợi xã Hàm Giang để phục vụ cho sản xuất cây màu ở vùng đồng bào dân tộc Khmer; đặc biệt, Trà Cú là huyện đầu tiên trong tỉnh đăng ký thực hiện làm giao thông nông thôn, huyện đã ưu tiên giải quyết giao thông nông thôn với nguồn vốn đối ứng với tỉnh là 20%; nâng cấp quốc lộ, hương lộ và bê tông hóa giao thông nông thôn trên 193km; tuyến đường giao thông nông thôn trải nhựa đầu tiên trong huyện là tuyến đưòng Cà Hom - Bến Hạ (xã Hàm Giang) có chiều dài 7km; xây dựng mới 86 cầu bê tông cốt thép; 100% ấp - khóm có xe 2 bánh lưu thông; thêm 9 xã có điện lưới quốíc gia, nâng lên 17/17 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ sử dụng điện tăng lên 80%; xây dựng mới 13 chợ (có 1 chợ huyện); phát triển hệ thống bưu điện - viễn thông, bình quân 4 máy/100 dân. Có gần 90% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh; xây dựng mới 154 phòng học.
Điều đáng ghi nhận trong nhiệm kỳ VIII, huyện tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại, tạo điều kiện để các loại hình kinh tế này phát triển mạnh và hiệu quả. Đến cuối nhiệm kỳ, toàn huyện có 864 tổ hợp tác sản xuất, 11 hợp tác xã, tăng 2,2 lần so năm 2000, song song đó công nhận 310 hộ kinh tế trang trại các loại.
- Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội
Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, từng bước kết hợp hài hòa hơn với phát triển kinh tế; thu nhập và đời sống của các tầng lớp nhân dân tiếp tục được cải thiện, đời sống văn hóa và bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, ngày càng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân; bản sắc văn hóa dân tộc và của địa phương được bảo tồn và phát huy có hiệu quả, không bị chệch hướng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng được duy trì và ngày càng đi vào chất lượng hơn; trong 5 năm, công nhận mới 41 ấp đạt chuẩn ấp - khóm văn hóa, nâng lên 65% ấp - khóm đạt chuẩn văn hóa, 2 đơn vị xã - thị trấn đạt chuẩn văn hóa (thị trấn Trà Cú, xã Định An (xã cũ, chưa chia tách); 12 cơ sỏ tôn giáo tín ngưỡng, 65 cơ quan, trường học đạt chuẩn có nếp sông văn minh. Hệ thông Đài truyền thanh toàn huyện được củng cố và nâng cấp, hoạt động thường xuyên và có hiệu quả trong tuyên truyền đường lốì, chính sách, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhất là phản ánh quá trình thực hiện nhiệm vụ của địa phương, nêu gương phong trào người tốt, việc tốt, bài trừ những hủ tục mê tín dị đoan, xây dựng đời sống văn hóa.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển về số và chất lượng, mặt bằng dân trí được nâng lên, chất lượng giáo dục ngày càng tăng. Hằng năm có trên 80% học sinh tốt nghiệp các cấp. Vận động mở lớp phổ cập giáo dục trung học cơ sỏ, duy trì thường xuyên 91 lớp, 2.665 học sinh; 7 đơn vị đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 17/17 xã - thị trấn thành lập Hội đồng khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được tăng cường, triển khai dự án kiên cố hóa phòng học, xây dựng mới 254 phòng, nâng lên 561 phòng học cơ bản, chiếm trên 80% so với tổng số phòng học, không còn phòng học 3 ca.
Công tác giáo dục trong đồng bào dân tộc được quan tâm chỉ đạo và quá trình thực hiện có kết quả tốt, huyện có trường phổ thông dân tộc nội trú, dạy đến hết cấp II, hằng năm có trên 150 học sinh theo học.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được quan tâm, qua tuyên truyền giáo dục, người dân ngày càng có ý thức phòng bệnh và chữa bệnh. Trong nhiệm kỳ, huyện đã nâng cấp, sửa chữa 10 trạm y tế xã, 2 phòng khám đa khoa khu vực và Trung tâm y tế huyện với 155 giường bệnh, tăng 2,1 lần so năm 2000. Đặc biệt, triển khai tốt Chương trình 139 của Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo; thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Thực hiện tốt công tác truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình, hằng năm các chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình đều đạt, nhiều chỉ tiêu đạt gần 200%, 5 năm liên tục là lá cờ đầu của tỉnh trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch hóa gia đình, được Trung ương và tỉnh khen. Đến cuối năm 2005, toàn huyện kéo giảm tỷ lệ tăng dân số xuống còn 1,35%.
Thực hiện tốt chính sách đối với người có công với cách mạng, nhận phụng dưỡng đến cuối đời 22 Mẹ Việt Nam Anh hùng; triển khai tốt thực hiện chính sách “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn trái nhớ người trồng cây”. Huyện đã triệu tập nhiều cuộc họp để bàn về giải quyết vấn đề nhà ở cho gia đình chính sách ngoài chỉ tiêu của tỉnh giao; tập trung vận động tiền vốn hỗ trợ từ nhiều nguồn. Kết quả, đã xây dựng 149 căn nhà tình nghĩa, 164 căn nhà tình thương, trên 30 căn nhà đồng đội. Giải quyết cơ bản nhà ở cho hộ gia đình chính sách, gia đình nghèo, 17/17 xã - thị trấn được công nhận là đơn vị thực hiện tốt công tác nâng cao mức sống cho gia đình chính sách. Song song đó, huyện tập trung chỉ đạo xóa đói giảm nghèo, xem đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ cần phải thực hiện ngay và thực hiện phải có hiệu quả, quá trình thực hiện phải bảo đảm tốt các hiệu quả như: hiệu quả về chính trị, hiệu quả về kinh tế, hiệu quả về đời sống, hiệu quả về mặt xã hội. Quá trình đó Huyện chỉ đạo tốt các chương trình 135, 134 của Chính phủ về xây dựng nhà ở, trợ giá, trợ cước, đầu tư vốn chuộc đất, xây dựng các công trình phúc lợi. Hằng năm, giải quyết việc làm cho trên 6.000 lao động; giảm nghèo hằng năm trên 1.500 hộ, hộ nghèo từ 27% năm 2000 xuống còn 15%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,8 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2000.
Công tác tôn giáo: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 01 (khóa V) và Nghị quyết 06 (khóa VII) của Tỉnh ủy Trà Vinh về phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer và thực hiện Chương trình 135 của Chính phủ, Đảng bộ xác định đây là công tác có tính chất chiến lược, thường xuyên. Trong 5 năm đã đầu tư cho 10 xã đặc biệt khó khăn trên 41,8 tỷ đồng để phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện dự án hỗ trợ nhà ở cho hộ Khmer nghèo, khó khăn, đã bàn giao 5.911 căn nhà với tổng số 29,5 tỷ đồng. Đồng thời, đầu tư cho 2.118 hộ nghèo chăn nuôi bò. Song song đó, Đảng bộ đặc biệt quan tâm việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, tổ chức lễ hội truyền thống kháng chiến, lễ hội văn hóa dân tộc, bảo đảm việc sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc; quan tâm và tạo điều kiện cho các tôn giáo trùng tu, xây dựng cơ sở thờ tự.
- Lĩnh vực quốc phòng - an ninh
Quốc phòng và an ninh được tăng cường, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đặc biệt, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 17-12-1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới; Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/ TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo đảm an ninh - quốc phòng vùng Tây Nam Bộ”. Thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của tỉnh và được sự chỉ đạo trực tiếp của sở Công an tỉnh Trà Vinh, Công an huyện Trà Cú đẩy mạnh phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, “Học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân”. Các địa bàn, đối tượng trọng điểm được xác định; củng cố thế trận an ninh, xây dựng cơ sở chính trị xã hội trong sạch vững mạnh; phát hiện và đấu tranh ngăn chặn kịp thời những hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa trái phép; bảo vệ an toàn cơ quan đầu não và các công trình kinh tế trọng điểm; các đường dây mua bán phụ nữ, mua gian bán lận được triệt phá; an ninh vùng tôn giáo, vùng dân tộc được bảo đảm ổn định không có tình huống bất ngờ xảy ra.
Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển mạnh mẽ gắn chặt với cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa. Nhiều mô hình mới được xây dựng trong ấp, xóm. Đến cuối năm 2005, toàn huyện có gần 170 tổ an ninh nhân dân.
Phối hợp đồng bộ, các cấp chủ động phát hiện đấu tranh vô hiệu hóa nhiều hoạt động của bọn phản động, giải quyết kịp thời các khiếu kiện, tranh chấp không để xảy ra “điểm nóng”, hạn chế các vụ việc có tính chất phức tạp trong tôn giáo, giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát huy phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Công tác quân sự địa phương được quan tâm lãnh đạo. Lực lượng vũ trang xây dựng theo hướng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới. Lực lượng dân quân tự vệ đạt 1,6% dân số. Lực Iượng dự bị động viên xếp vào đơn vị đạt 97%, hằng năm hoàn thành công tác huấn luyện diễn tập theo quy định, công tác tuyển quân trong 5 năm đạt chỉ tiêu trên giao.
- Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể
Thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, góp phần làm trong sạch hệ thống chính trị địa phương. Vai trò của cán bộ, đảng viên ngày càng được nâng lên, ý thức trách nhiệm, tận tụy với công việc, rèn luyện đạo đức tác phong “nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa”. Tăng cường kiện toàn tổ chức bộ máy vối tinh thần tinh gọn, chuẩn hóa. Phát triển mới 2 cơ sở đảng, nâng lên toàn Đảng bộ có 49 cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy.
Năm 2004, tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh đạt 80%; công tác bồi dưỡng phát triển đảng viên được các cấp quan tâm chỉ đạo, đã chú ý phát triển đảng viên nữ, người dân tộc Khmer, người Hoa, cán bộ khoa học kỹ thuật, trí thức. Phát triển mới 1.227 đảng viên, đạt 98%, trong đó có 203 nữ, 517 người dân tộc Khmer. Nâng tổng số đảng viên đến cuối nhiệm kỳ lên 3.131 đảng viên, chiếm 2% dân số.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt và luân chuyển cán bộ cũng thực hiện đúng theo quy trình và chất lượng. Trong đó, luân chuyển, điều động 79 cán bộ, đề bạt trên 10 cán bộ chủ chốt; đưa đào tạo 86 lượt cán bộ. Trung tâm chính trị huyện mở 60 lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho trên 8.500 lượt cán bộ theo học. Thực hiện chính sách thu hút cán bộ theo Quyết định số 64- QĐ/UB của Ủy ban nhân dân tỉnh, có 17 sinh viên tốt nghiệp ở nhiều ngành học tự nguyện về công tác ở xã, thị trấn.
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ luôn được quan tâm, kịp thời thẩm tra, xác minh phục vụ cho công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ và kết nạp đảng viên, góp phần làm trong sạch nội bộ.
Thường trực Huyện ủy, đã làm tốt việc thường xuyên nghe các đoàn thể báo cáo tình hình quần chúng và công tác vận động quần chúng để uốn nắn chỉ đạo kịp thời, tổ chức tốt việc định kỳ đưa đảng viên ra tự phê bình trước quần chúng, tạo mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và nhân dân. “Xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tổ chức, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng” đây là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ trong nhiệm kỳ qua. Nhất là tiếp tục đổi mới, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII). Nâng cao chất lượng công tác tham mưu của các Ban xây dựng Đảng. Làm tốt công tác kiểm tra của Đảng theo tinh thần Chỉ thị số 29-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII), nhất là tăng cường kiểm tra việc thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Qua đó, đã làm giảm cơ bản việc vi phạm đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; từ đó cán bộ, đảng viên càng tận tụy với công việc, lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, xây dựng đạo đức lối sống để đánh giá chất lượng đảng viên cho từng năm đối với từng đảng viên trong Đảng bộ.
Chính quyền các cấp trong huyện đã làm tốt công tác vận động quần chúng, tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân phát huy quyền làm chủ thật sự của mình. Kiện toàn và nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền các cấp, tăng cường năng lực quản lý Nhà nước, tiếp tục cải cách nền hành chính Nhà nước ở địa phương theo hướng vì nhân dân phục vụ, nhất là thời gian qua đã tập trung sắp xếp bộ máy chính quyền các cấp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa VIII), xây dựng bộ máy tinh gọn, giảm trùng lắp, bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ trong quản lý. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với chính quyền.
Công tác xây dựng các đoàn thể quần chúng: Quán triệt quan điểm của Đảng về sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, công tác vận động quần chúng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của từng đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, hội viên các đoàn thể.
Trong nhiệm kỳ VIII, các cấp ủy Đảng đã bám sát tình hình đồi sống, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tin và dựa vào sức dân để có chủ trương, biện pháp phù hợp huy động được sức mạnh của toàn dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng cũng là nhằm vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Nâng cao trách nhiệm của từng cấp ủy, từng đảng viên trong công tác xóa đói giảm nghèo; phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại cơ sở, xử lý nghiêm những cán bộ đã thoái hóa, biến chất, quan liêu mệnh lệnh, ức hiếp quần chúng.
Đảng bộ luôn quan tâm chỉ đạo việc tăng cưòng công tác tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ chính trị và tập hợp rộng rãi quần chúng vào các loại hình tổ chức đa dạng, phù hợp với tầng lớp, giai cấp, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích... tổ chức các phong trào hành động cách mạng của quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
Từ thực tiễn lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VIII, Ban Chấp hành Đảng bộ đã rút ra một số kinh nghiệm sau;
Một là: Quán triệt, chấp hành và thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân đi đôi với chăm lo xây dựng và phát huy khối đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết nội bộ Đảng là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Hai là: Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tính năng động, sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân, khai thác và phát huy đúng mức nguồn nội lực là nhân tố quyết định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài là vấn đề rất quan trọng nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển.
Ba là: Đi đôi tăng trưởng kinh tế, thực hiện từng bước công bằng xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách đối với người có công, quan tâm đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao mặt bằng dân trí, chú ý đồng bào dân tộc Khmer. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện công khai, dân chủ, công bằng xã hội… sẽ tạo được động lực thúc đẩy phong trào hành động cách mạng của quần chúng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
Bôn là: Quán triệt nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt, Huyện ủy có nghị quyết chuyên đề, đồng thời có kế hoạch chỉ đạo cụ thể hằng năm để xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Chú trọng xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các ngành, các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và sức chiến đấu để trở thành hạt nhân lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương, đơn vị. Có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, chú trọng cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc. Xây dựng Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, chú trọng cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận và các đoàn thể. Thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của các tổ chức Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lấy tự phê và phê bình trong nội bộ Đảng và đưa đảng viên ra tự phê bình trước quần chúng nhân dân theo định kỳ là giải pháp sắc bén có hiệu quả để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, củng cố mối quan hệ gắn bó với quần chúng.
Trong lãnh đạo, phải coi trọng công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện, nhân rộng những điển hình tốt; uốn nắn, sửa chữa kịp thời những lệch lạc và xử lý nghiêm những biểu hiện tiêu cực, vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước. Qua đó góp phần làm cho hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Những kết quả, thành tựu đạt được sau 5 năm (2001-2005), lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VIII đã góp phần quan trọng để Đảng bộ bước vào tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ IX.

Chú thích:
 (1). Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trà Cú (khóa VI) tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2001-2005), Phần thứ hai: Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới (2001-2005), tr.14, Tài liệu lưu tại Ban Tuyên giáo Huyện ủy Trà Cú.

Tin khác
1 2 3 4 
TUYÊN TRUYỀN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 10
  • Hôm nay: 248
  • Trong tuần: 4 020
  • Tất cả: 8757455

WEBSITE BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TRÀ VINH

Trưởng Ban biên tập: Trần Quốc Tuấn

Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  

Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ TRÀ VINH

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Thái Học, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh

Điện thoại: 02943.853574 

Email: btgtutravinh@travinh.gov.vn

Website: tuyengiao.travinh.gov.vn