Năm 2023 Cầu Kè quyết tâm xây dựng đạt huyện nông thôn mới nâng cao

Trong những năm qua, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Cầu Kè đạt nhiều kết quả quan trọng; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên; bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

Kinh tế của huyện duy trì tốc độ tăng trưởng khá ổn định; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình xây dựng cơ bản; hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm mạnh; thu nhập bình quân đầu người tăng; hạ tầng y tế, giáo dục, thông tin liên lạc, điện, nước sinh hoạt cơ bản đáp ứng yêu cầu người dân. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn ngày càng vững mạnh; phát huy dân chủ cơ sở; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn. Với kết quả đạt được năm 2019 huyện Cầu Kè được Trung ương công nhận Huyện nông thôn mới và đến cuối năm 2022 toàn huyện có 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Thạnh Phú, Ninh Thới, Thông Hòa, Tam Ngãi, An Phú Tân, Phong Phú, Hòa Tân, Châu Điền); 01 xã nông thôn mới kiểu mẫu (An Phú Tân); huyện đạt 3/9 tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao gồm: tiêu chí 3 về thủy lợi và phòng, chống thiên tai; tiêu chí 4 về điện và tiêu chí 9 về an ninh trật tự, hành chính công.

Công trình cống ngăn mặn (Bon bót xã An Phú Tân)

Để góp phần thực hiện hoàn thành các tiêu chí Huyện nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2023, ngày 22/2/2023, Ban Thường vụ Huyện ủy Cầu Kè đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 16-NQ/HU về xây dựng huyện Cầu Kè đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Nghị quyết đề ra mục tiêu là: Tập trung huy động mọi nguồn lực xây dựng và nâng chất các xã nông thôn mới nâng cao (theo tiêu chí mới); đảm bảo mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2023. Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư; tập trung phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn xây dựng nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, đưa huyện nhà phát triển với tốc độ nhanh và bền vững. Cụ thể: giữ vững, nâng chất 10/10 xã và huyện Cầu Kè đạt chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí mới); Giữ vững, nâng chất tiêu chí đô thị văn minh đối với thị trấn Cầu Kè; Giữ vững ít nhất 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Thạnh Phú, Thông Hòa, An Phú Tân, Tam Ngãi, Phong Phú, Ninh Thới, Châu Điền); 02 xã nông thôn mới kiểu mẫu (An Phú Tân, Thạnh Phú); Tỷ lệ hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao của huyện đạt từ 95% trở lên (trong đó, tỷ lệ hài lòng của người dân ở từng xã đạt từ 85% trở lên); Hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2023.

Để góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu Nghị quyết đã đề ra, huyện Cầu Kè sẽ phát huy tinh thần đoàn kết và tập trung toàn lực của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tập trung thực hiện hoàn thành 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp: (1) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về công tác tuyên truyền tạo sự thống nhất cao trong Đảng bộ, sự đồng thuận trong nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; tuyên truyền các mô hình, sáng kiến, điển hình tiên tiến, gương mẫu đi đầu trong xây dựng nông thôn mới để nhân rộng. Phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, người uy tín, các chức sắc tôn giáo tín ngưỡng trong công tác tuyên truyền, vận động; chủ động giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc và trong việc tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới; tổ chức tốt phong trào thi đua nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết đề ra. (2) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về công tác quy hoạch: Tập trung lập quy hoạch xây dựng xã, huyện nông thôn mới nâng cao vừa đảm bảo tính khả thi, vừa phát huy được lợi thế địa phương, phù hợp với quy hoạch tổng thể của huyện. Quy hoạch chi tiết các công trình hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng; thường xuyên rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp điều kiện thực tế; quan tâm công tác quản lý quy hoạch; tăng cường sự giám sát của người dân trong việc thực hiện quy hoạch, đồng thời công bố kết quả quy hoạch rộng rãi trong nhân dân; tập trung đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; (3) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng kết cấu hạ tầng: huy động, khai thác có hiệu quả nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đô thị; ưu tiên đầu tư các hạng mục, tiêu chí gần đạt; kịp thời giải ngân nguồn vốn, không để nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Phấn đấu 100% các tuyến đường huyện được nhựa hóa. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng cụm công nghiệp An Phú Tân, chợ chuyên doanh nông sản Trà Điêu (Ninh Thới). Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống điện; Phát triển hệ thống nước sạch; quản lý, vận hành có hiệu quả các công trình thủy lợi, cống đầu mối; phát huy hiệu quả các trạm điều tiết nước phục vụ sản xuất; Chủ động nạo vét các tuyến kênh thủy lợi nội đồng, khuyến khích ứng dụng hệ thống tưới tiêu tiết kiệm; Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống hạn, mặn và triều cường, thích ứng với biến đổi khí hậu; (4) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về y tế, văn hóa, giáo dục: thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu về y tế; nâng cao chất lượng khám điều trị bệnh nhân dân; Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế, đảm bảo tỷ lệ trên 95%; tập trung hoàn thiện các thiết chế văn hóa cơ sở, phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, thông tin và thể thao; nâng chất cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; quan tâm bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; khai thác hiệu quả các công trình, kiến trúc phục vụ phát triển du lịch. Rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp và nâng cao chất lượng giáo dục, quan tâm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Bảo tồn, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của tôn giáo với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo” và tích cực tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới. (5) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế: thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu kinh tế, trọng tâm là tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao; phát triển sản xuất theo hướng sạch, an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, khuyến khích mô hình trang trại, ứng dụng công nghệ sinh học; chú trọng con cây trồng, vật nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế cao; Duy trì, nâng chất các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề thương mại, dịch vụ hiện có; khuyến khích mở rộng quy mô, đổi mới trang thiết bị, công nghệ; chú trọng phát triển các ngành, nghề có lợi thế cạnh tranh, sử dụng nguồn nguyên liệu và lao động địa phương; tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai các dự án trên địa bàn; thực hiện tốt cơ chế chính sách, đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp An Phú Tân, chợ chuyên doanh nông sản Trà Điêu (Ninh Thới). Tiếp tục quy hoạch, mở rộng, khai thác có hiệu quả chợ xã, chợ huyện; phát huy vai trò các chợ đầu mối. Duy trì nâng chất tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động hiệu quả; khuyến khích thành lập mới các tổ hợp tác, hợp tác xã, mạnh dạng giải thể các tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động không hiệu quả; chú trọng xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc gắn với xây dựng mỗi xã một sản phẩm chủ lực; nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP đã được công nhận. Khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng (homestay), du lịch lễ hội truyền thống. Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xuất khẩu lao động, quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu lao động của doanh nghiệp, nhất là chủ động nguồn nhân lực phục vụ cho cụm công nghiệp An Phú Tân và các doanh nghiệp trên địa bàn. Hoàn thành cơ bản chính sách nhà ở, đất ở cho hộ nghèo và đối tượng chính sách, xóa nhà tạm ở nông thôn; (6) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp và chất lượng môi trường sống: Tập trung chỉ đạo các tiêu chí về cảnh quan môi trường, đảm bảo sáng – xanh - sạch - đẹp; Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên gương mẫu, đi đầu trong phong trào thi đua theo phương châm “Lấy hoa thơm lấn dần cỏ dại”; nhân dân tự giác xây dựng hàng rào, trồng cây xanh nơi cư trú; vệ sinh đường phố, hoàn thiện các tuyến đường hoa kết hợp đèn đường nông thôn… tăng cường quản lý, chuyển đổi sử dụng hợp lý và hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, bảo vệ chất lượng nguồn nước; tập trung xử lý tốt rác thải, nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi; thực hiện đồng bộ các giải pháp tình trạng ô nhiễm môi trường; Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về môi trường; đảm bảo 100% cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường. (7) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng hệ thống chính trị; đảm bảo an ninh, trật tự và hành chính công: Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của cấp ủy, triển khai, thực hiện đi vào chiều sâu Nghị quyết số 08-NQ/HU của Huyện ủy "Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên"; Nghị quyết số 02-NQ/HU của Huyện ủy "Nâng cao tính chiến đấu trong sinh hoạt lệ chi bộ"; mô hình "Trên làm gương mẫu mực - Dưới tích cực làm theo", mô hình “đồng hành cùng người nghèo”, mô hình “Nghe dân nói - Làm dân tin”... nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền trong việc cải cách hành chính, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh. Thực hiện tốt dịch vụ công trực tuyến (mức độ 4); quan tâm đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới, ưu tiên bố trí người có đủ tâm huyết, đủ năng lực cho bộ máy tham mưu về nông thôn mới. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội trong việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao ý thức cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Tập trung đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Thực hiện các giải pháp kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông; nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống cháy nổ, cứu nạn, cứu hộ. Giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc trong nhân dân, không để tồn đọng, kéo dài. Củng cố, nâng chất phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

                                                                                              Nguyễn Hừng

(Ban Tuyên giáo Cầu Kè)

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
TUYÊN TRUYỀN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 17
  • Trong tuần: 3 661
  • Tất cả: 8758308

WEBSITE BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TRÀ VINH

Trưởng Ban biên tập: Trần Quốc Tuấn

Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  

Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ TRÀ VINH

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Thái Học, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh

Điện thoại: 02943.853574 

Email: btgtutravinh@travinh.gov.vn

Website: tuyengiao.travinh.gov.vn