1.
Chỉ đạo việc thực hiện các nội
dung quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật PCTN năm 2018, như sau:
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp
thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiện quy định
khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản
ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham
nhũng;
- Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố
cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng;
- Kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu
của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện,
xử lý tham nhũng.
2. Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định
của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề
nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh.
3. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan,
tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo quy định tại Điều 72 và Điều 73
của Luật PCTN năm 2018, như sau:
- Điều 72. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, quy định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn
vị do mình quản lý, phụ trách:
1. Người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tham nhũng của
người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.
2. Cấp phó của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tham nhũng
trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình được giao trực tiếp phụ trách;
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm liên đới.
- Điều 73 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, quy định xử lý trách nhiệm của
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy
ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách:
1. Người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm
trực tiếp khi để xảy ra tham nhũng quy định tại Điều 72 của Luật PCTN năm 2018 thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
2. Người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm liên đới khi để xảy ra tham
nhũng quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật PCTN
năm 2018 thì
bị xử lý kỷ luật.
3. Người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét loại
trừ, miễn, giảm hoặc bị tăng trách nhiệm pháp lý trong các trường hợp sau đây:
a) Được xem
xét loại trừ trách nhiệm trong trường hợp không thể biết hoặc đã áp dụng các
biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng;
b) Được xem
xét miễn hoặc giảm trách nhiệm trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp cần
thiết để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng hoặc đã chủ động,
kịp thời phát hiện, báo cáo và xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật;
c) Được xem
xét miễn hoặc giảm hình thức kỷ luật nếu chủ động xin từ chức trước khi cơ quan
có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Bị xem
xét tăng trách nhiệm trong trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng mà không áp
dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham
nhũng hoặc không kịp thời báo cáo, xử lý tham nhũng theo quy định của pháp
luật.
4. Người đứng đầu, cấp phó của
người đứng đầu trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức
xã hội để xảy ra tham nhũng trong tổ chức mình ngoài việc bị xử lý theo quy
định của Điều này còn bị xử lý theo điều lệ, quy chế, quy định của tổ chức đó.
- Điều 71 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, quy định trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công
tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác:
1. Khi có
căn cứ cho rằng người có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật liên
quan đến tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền
hoặc yêu cầu, đề nghị người có thẩm quyền quản lý cán bộ đối với người có chức
vụ, quyền hạn tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác
khác đối với người có hành vi vi phạm để xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng
nếu xét thấy người đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét,
xử lý.
2. Người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý cán bộ đối
với người có chức vụ, quyền hạn phải xem xét tạm đình chỉ công tác hoặc tạm
thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn khi
nhận được yêu cầu của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân nếu trong quá trình thanh tra, kiểm
toán, điều tra, truy tố, xét xử có căn cứ cho rằng người đó có hành vi tham
nhũng.
3. Người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý cán bộ đối
với người có chức vụ, quyền hạn phải hủy bỏ ngay quyết định và thông báo công
khai về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển sang
vị trí công tác khác, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người có chức vụ,
quyền hạn sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kết luận người đó
không có hành vi tham nhũng.
4. Chính
phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm
thời chuyển sang vị trí công tác khác; việc hưởng lương, phụ cấp, quyền, lợi
ích hợp pháp khác và bồi thường, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người có
chức vụ, quyền hạn sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kết luận
người đó không có hành vi tham nhũng.
Trương Thi (tổng hợp)