Phát huy tinh thần đại đoàn kết của đồng bào dân tộc góp phần bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương
Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng nước ta. Đảng ta khẳng định, mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải phản ánh được nguyện vọng, quyền lợi của đại đa số dân chúng để có thể tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng cho cách mạng. Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Trà Vinh luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, từ đó đạt được những kết quả quan trọng như thành tựu phát triển kinh tế ổn định, đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, hệ thống chính trị được kiện toàn, quốc phòng - an ninh được giữ vững; khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố vững chắc, đóng góp nhiều công sức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương nói riêng.

Với hơn 01 triệu dân sinh sống, đồng bào Khmer chiếm trên 31% dân số. Toàn tỉnh có 09 tôn giáo gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Cao Đài, Hồi giáo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật giáo Hòa Hảo, với 376 cơ sở tôn giáo; 4.373 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và 596.325 tín đồ, chiếm trên 59,1% so với dân số chung của tỉnh, trong đó có 143 chùa Phật giáo Nam Tông với 3.255 vị sư, chức sắc, chức việc. Xác định tầm quan trọng của công tác vận động đồng bào tôn giáo là nhiệm vụ trọng tâm góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp và lực lượng Công an tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, kết luận, chương trình về công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo. Từ đó, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực mọi mặt về đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc. 

Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền quan tâm triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình dự án phát triển kinh tế- xã hội; trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững, đặc biệt là các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và tôn giáo, nhất là chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, chuyển đổi ngành nghề, cho vay vốn sản xuất, chính sách bảo hiểm y tế… xây cầu, đường, trường học, trạm y tế, nạo vét kênh thủy lợi, xây dựng, trùng tu các thiết chế văn hóa, phục vụ đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc nói riêng. Qua đó đã hỗ trợ xây dựng hàng trăm ngàn căn nhà tặng hộ Khmer có hoàn cảnh khó khăn, hàng ngàn hộ được hỗ trợ vốn, đất sản xuất, đất ở và nhiều chính sách hỗ trợ khác. Kết cấu hạ tầng được đồng bộ, mạng lưới giao thông thông suốt; giao thông nông thôn được bê tông hóa, ấp liền ấp; mạng lưới điện, nước được dẫn đến các khu dân cư; phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển sâu rộng; mạng lưới y tế được đầu tư cơ bản, chăm sóc tốt sức khỏe của người dân.

Cùng với đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo theo quy định của pháp luật; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer được củng cố, tăng cường. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer được chú trọng… Đặc biệt, những năm qua, cấp ủy, chính quyền quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu công tác tôn giáo; tăng cường quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí cán bộ là tín đồ tôn giáo ở nơi có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo nhằm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

Trong cộng đồng dân tộc Khmer, người có uy tín là những người tiêu biểu, gương mẫu, cốt cán trong các phong trào của địa phương, “giữ lửa” ở các xóm, ấp. Tiếng nói của họ có tác động mạnh mẽ, hiệu quả rõ rệt đối với người dân trong cộng đồng. Sự đóng góp quan trọng thể hiện rõ nét qua việc vận động đồng bào giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, những phong tục, tập quán tốt đẹp; là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với người dân, tích cực đóng góp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giữ gìn an ninh, trật tự và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; nỗ lực làm kinh tế để xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… Song song đó, Công an tỉnh thường xuyên tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà, lắng nghe và tạo mối quan hệ gắn bó, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ hành đạo theo phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, tham gia phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Chính quyền các cấp tiếp tục tổ chức thực hiện các chính sách đối với người có uy tín nhằm phát huy vai trò, vị trí của người có uy tín trong nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc, phản ánh kịp thời với chính quyền địa phương, Đảng, Nhà nước và triển khai tốt công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Lực lượng Công an, chính quyền cơ sở thường xuyên phối hợp thực hiện tốt việc gặp gỡ, định hướng nội dung tuyên truyền, cung cấp thông tin cần thiết về tình hình thời sự chính trị, kinh tế - xã hội ở địa phương, trong nước, quốc tế cho người có uy tín; phổ biến, cập nhật chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến xây dựng khối đại đoàn kết, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo để người có uy tín phổ biến đến cộng đồng dân cư.

Có thể nói, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng sự vào cuộc quyết liệt, sâu sát của các đơn vị, địa phương đối với công tác chăm lo cho đồng bào dân tộc Khmer đã đáp ứng đúng tâm tư, nguyện vọng của người dân. Chính sự quan tâm đó đã tạo điều kiện để đồng bào dân tộc Khmer tích cực lao động, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần đưa kinh tế vùng có đông đồng bào Khmer trong tỉnh ngày càng phát triển. Cấp ủy, chính quyền tập trung tuyên truyền, xây dựng đời sống văn hóa tiến bộ, văn minh; chủ động công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng; quan tâm xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo; xây dựng và phát huy tốt vai trò của lực lượng cốt cán, người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào dân tộc Khmer và trong các tôn giáo nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương.

                                                          Phạm Hơn

TUYÊN TRUYỀN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 241
  • Trong tuần: 3 248
  • Tất cả: 8761539

WEBSITE BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TRÀ VINH

Trưởng Ban biên tập: Trần Quốc Tuấn

Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  

Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ TRÀ VINH

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Thái Học, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh

Điện thoại: 02943.853574 

Email: btgtutravinh@travinh.gov.vn

Website: tuyengiao.travinh.gov.vn