Trương Văn Nhâm

TRƯƠNG VĂN NHÂM
(1906-1998)

Trương Văn Nhâm, tên thường gọi là Ba Nhâm, sinh năm Bính ngọ (1906) tại làng Phước Lại, Quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn, nay là xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. ông mất năm 1998, tại Xóm Chiếu, quận Tư Thành phố Hồ Chí Minh.
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo (cha là ông Trương Văn Đạt, mẹ là bà Lê Thị Nhàn), đông anh em, mẹ lại mất sớm nên dù khá thông minh, anh thanh niên Ba Nhâm đành bỏ dở dang chuyện sách đèn khi đang học lớp năm trường quận. Từ đó, ông phải làm đủ mọi công việc như chăn trâu, giữ vịt mướn - rồi lớn lên một chút phải đi cày, đi nhổ mạ, đi phát cỏ...ăn công cho những gia đình quanh vùng nhằm kiếm cái ăn, cái mặc cho bản thân mình và giúp cha nuôi dạy các em. Do vậy, từ nhỏ, ông Ba Nhâm sớm ý thức được những bất công xã hội cũng như giá trị của lao động, của những người cùng khổ trong xã hội phong kiến nửa thuộc địa.
Hơn nữa, quê hương ông Ba Nhâm, xứ sở cần Giuộc, vốn là vùng quê giàu truyền thống đấu tranh chống bọn thực dân xâm lược từ thuở chúng mới đặt chân lên đất này với cuộc khởi binh của Trương Định lừng lẫy sử xanh và những nghĩa sĩ Cần Giuộc quên mình vì nước. Đất Cần Giuộc còn là một trong những nơi phát sinh các phong trào cách mạng vô sản sớm nhất tỉnh Long An. Những điều này đã ảnh hưỏng rất lớn đến tư tưỏng và chí hướng của anh thanh niên Trương Văn Nhâm.
Ngay năm 1930, Chi bộ Cộng sản làng Phưóc Lại ra đời do Trương Văn Ban làm Bí thư, phát động quần chúng địa phương đấu tranh chống lại kẻ thù, Trương Văn Nhâm hăng hái tham gia. Lúc đầu là những công việc canh gác, liên lạc...dần dà, ông được Chi bộ tin tưỏng giao cho nhiều công tác quan trọng hơn như treo cờ, vận động quần chúng thanh niên, học sinh. Qua những thử thách đó, đầu năm 1931, được sự trực tiếp giới thiệu của Bí thư Trương Văn Ban, Trương Văn Nhâm chính thức trở thành người chiến sĩ Cộng sản tại Chi bộ Phước Lại với ước nguyện trọn đời phấn đấu vì độc lập dân tộc, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, của những người cùng khổ như ông.
Sau đó, đồng chí Trương Văn Nhâm, lần lượt đảm nhiệm các cương vị Bí thư Chi bộ Phước Lại, Bí thư Quận ủy Cần Giuộc. Ngoài ra, ông còn phụ trách công tác liên lạc cho Xứ ủy với các tổ chức Đảng ở miền Tây Nam kỳ.
Năm 1934, Xứ ủy Nam kỳ được củng cố lại, do đổng chí Trương Văn Ban làm Bí thư. Đồng chí Trương Văn Nhâm được chỉ định là Xứ ủy viên. Hai năm sau, 1936, đồng chí được bầu vào Ban thường vụ Xứ ủy, trực tiếp phụ trách Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Đây là giai đoạn Đảng ta chủ trương ra hoại động công khai, đấu tranh đòi dân sinh dân chủ nhân khi các đảng phái cánh tả cầm quyền ở Pháp. Các Ủy ban Hành động và Ủy ban Điều tra các cấp ra đời để thu thập kiến nghị của công dân. Đồng chí Trương Văn Nhâm trực tiếp phụ trách Ủy ban Hành dộng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định và còn là Ủy viên của Ủy ban Điều tra Nam bộ, góp phần vào cuộc đấu tranh chung. Năm 1939, Thế chiến thứ hai nổ ra, Đảng ta chủ trương lui vào hoạt động bí mật để tránh sự khủng bố của thực dân. Năm 1940, trước sự chuyển biến của tình hình, Xứ ủy Nam kỳ chủ trương chuẩn bị mọi mặt để tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Đồng chí Trương Văn Nhâm được Xứ ủy cho thôi đảm nhiệm cương vị Bí thư Thành ủy nhằm có điều kiện tập trung vào nhiệm vụ Thường vụ Xứ ủy, phụ trách vận động khởi nghĩa vũ trang ở các tỉnh miền Đông Nam bộ.
Tuy nhiên, vào lúc việc chuẩn bị khởi nghĩa đang diễn ra tích cực thì đồng chí Trương Văn Nhâm bị thực dân Pháp bắt đang lúc phổ biến lệnh và kế hoạch cho các tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hòa. Biết là đã bắt được một nhân vật quan trọng, giặc tổ chức tra tấn hết sức dã man nhưng đồng chí vẫn vững vàng trước mọi thử thách, trước mọi thủ đoạn hung bạo của kẻ thù. Thực dân Pháp đày đồng chí Trương Văn Nhâm lên căng tù chính trị ở Bà Rá, rồi lên Tà Lài.
Ở căng Tà Lài, dồng chí Trương Văn Nhâm gặp lại các đồng chí, đồng sự cũ của mình như Trần Văn Giàu, Dương Quang Đông, Tô Ký...Những đồng chí này hình thành nhóm lãnh đạo nhằm ổn định đời sống anh em tù chính trị và tổ chức đấu tranh có hiệu quả với kẻ thù.
Cuối tháng 3/1941, nhóm lãnh đạo này tổ chức cho 11 đồng chí vốn là cán bộ lãnh đạo của Xứ ủy Nam kỳ vượt ngục trở về xây dựng cơ sở. Cuộc vượt ngục thành công nhưng địch khủng bố, truy bắt ráo riết nên cuối cùng chỉ còn 3 đồng chí về được Sài Gòn hoạt động là Dương Quang Đông, Trương Văn Nhâm và Đức. Ba đồng chí hình thành Ban Phục hồi cơ sở Nam kỳ do Dương Quang Đông làm Trưỏng Ban. Trước sự khủng bố gắt gao của địch, các cơ sở đều tạm thời nằm im, không hoạt động. Địch huênh hoang là đã tận diệt được cỏ cộng sản. Để trả lời sự huênh hoang của thực dân và cũng để củng cố niềm tin của quần chúng vào sự tồn tại của Đảng, nhân ngày Quốc tế lao động (1/5/1941), được sự phân công của Ban phục hồi cơ sở Đảng Nam bộ, đồng chí Trương Văn Nhâm đã treo lá cờ Búa Liềm ngay trên đường Mc Mahon, nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Sự hiện diện của lá cờ Đảng ngay giữa đô thành Sài Gòn đã có tiếng vang lớn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phục hồi cơ sở Đảng không những ở khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định mà còn trên khắp địa bàn Nam kỳ nữa.
Sau đó, ba đồng chí này chia nhau đi hoạt động khắp nơi. Đồng chí Trương Văn Nhâm phụ trách vùng Chợ Lớn, Long An, Mỹ Tho. Nhờ sự tích cực cũng như kinh nghiệm hoạt động bí mật của đồng chí, các tổ chức Đảng vùng Phước Lại, Phú Lạc, Cần Giuộc, Bình Chánh...được củng cố và hoạt động lại. Điều này khiến địch tức tối, chúng xua lính kín, mật thám và bọn phản Đảng về các địa bàn này và chúng đã phục kích bắt được đồng chí Trương Văn Nhâm vào đầu năm 1942.
Sau đó, chúng kết án chung thân và đày đồng chí Nhâm ra Côn Đảo.
Sau cách mạng Tháng Tám thành công, Xứ ủy Nam kỳ đã tổ chức đoàn tàu Phú Quốc ra Côn Đảo đón các cựu tù trở về. Đồng chí Trương Văn Nhâm trở về Cần Thơ cùng chuyến với Phạm Thái Bưòng, Dương Công Nữ…Lúc đoàn tàu trở về cũng là lúc thực dân Pháp nổ súng tấn công dinh Xã Tây, trụ sở của Xứ ủy và Ủy ban nhân dân lâm thời Nam bộ, cuộc kháng chiến của nhân dân Nam bộ bắt đầu. Không một ngày nghỉ ngơi, đồng chí Trương Văn Nhâm về ngay Chợ Lớn, địa bàn nóng bỏng của cuộc chiến đấu để cùng toàn dân ta trực tiếp sóng chết với kẻ thù. Đồng chí được bổ sung vào Tỉnh ủy Chợ Lớn, phụ trách Ủy ban Kháng chiến.
Năm 1949, Trung ương Cục miền Nam thành lập. Đồng chí Nhâm được điều về làm Phó Ban Bảo vệ Trung ương Cục cho đến ngày ký hiệp định Genève.
Sau năm 1954, đồng chí Trương Văn Nhâm được Đảng phân công ở lại miền Nam với nhiệm vụ Ủy viên Ban Giao liên thuộc Xứ ủy Nam bộ. Với nhiệm vụ này, đồng chí Trương Văn Nhâm đã có nhiều đóng góp cho việc hình thành mạch máu giao thông liên lạc từ Xứ ủy (sau này là Trung ương Cục) đến các tỉnh, thành, các tổ chức Đảng ở cơ sở cũng như bảo đảm cho mạch máu này vận hành liên tục, góp phần cho sự nghiệp cách mạng miền Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Tháng 1/1961, trong khi đang thi hành nhiệm vụ, đồng chí Trương Văn Nhâm bị bọn cảnh sát đồn Lê Văn Duyệt bắt. Chúng tra tấn đồng chí hết sức dã man nhưng vẫn không khai thác được gì. Sau đó, chúng đưa đồng chí về giam ở nhà lao Tân Hiệp (Biên Hòa).
Tháng 6/1964, đồng chí được ra tù. Tuổi già sức yếu lại bị đòn thù tra tấn dã man, đồng chí Trương Văn Nhâm suy kiệt sức khỏe nặng nề. Những căn bệnh về xương, về phổi, về tim mạch...luôn hành hạ đồng chí, nhất là khi trái gió trở trời. Chính vì vậy, tổ chức đồng ý cho đồng chí nghỉ trị bệnh tại gia đình. Dù được nghỉ, nhưng đồng chí Trương Văn Nhâm vẫn ngày đêm bám chặt địa bàn, xây dựng cơ sở, củng cố phong trào cách mạng vùng Phát Diệm và địa bàn Xóm Chiếu.
Vì những công lao đóng góp cho sự nghiệp độc lập của Tổ quổc, đồng chí Trương Văn Nhâm được Đảng và Nhà nước tặng thưởng:
- Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất.
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí Trương Văn Nhâm đã có những đóng góp đáng kể đối với sự nghiệp phát triển của Đảng bộ và các phong trào cách mạng tỉnh Trà Vinh. Đó là vào thời điểm những năm sau cao trào cách mạng 1930-1931, thực dân Pháp tổ chức đàn áp dữ dội phong trào cách mạng vô sản tại địa phương. Tỉnh ủy Trà Vinh lần lượt bị bắt giam trong các nhà tù thực dân, phong trào quần chúng tạm thời lắng xuống. Năm 1933, đồng chí Trần Văn Giàu cùng Liên Tỉnh ủy Hậu Giang trở về gầy dựng lại cơ sở và một vài Chi bộ ở Long hậu, ở Tân An, An Trường... Tuy nhiên, các Chi bộ này hoạt động không mạnh và chưa hiệu quả vì không có sự thống nhất trong lãnh, chỉ đạo ở cấp tỉnh. Trước tình hình đó, năm 1934, Xứ ủy Nam kỳ cử đồng chí Trương Văn Nhâm, Xứ ủy viên, về trực tiếp làm Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh. Nhận nhiệm vụ củng cố, xây dựng lại tổ chức Đảng và phong trào cách mạng quần chúng ở một địa phương xa lạ ngay lúc khó khăn nhất quả là một trách nhiệm hết sức nặng nề. Về Trà Vinh, để che mắt địch cũng như để có điều kiện tự nuôi sống mình và thuận tiện trong việc đi lại bắt liên lạc với cơ sở, đồng chí Trương Văn Nhâm nhận cầm vịt tàu, dưới hình thức nuôi rẻ cho các chủ vịt ở Vinh Kim. Do vậy, ông thường được người dân địa phương gọi là Ba Vịt. Mùa vịt chạy đồng cũng là lúc ông rong ruổi tìm về những cơ sở (theo sự giới thiệu miệng của đồng chí Dương Quang Đông) vùng Long Hậu, Mỹ Thập, Mỹ Hòa, Hiệp Mỹ rồi trỏ lên vùng Long Đức, An Trường, Tân An... Không bao lâu sau, các Chi bộ này tập hợp lại các đảng viên cũ cũng như số đảng viên vượt ngục, mãn hạn tù trở về. Rồi các Quận ủy Cầu Ngang, Càng Long ra đời lãnh đạo kịp thời các Chi bộ và phong trào cách mạng ở địa phương mình. Ngay sau đó, Tỉnh ủy Trà Vinh được tái lập với các đồng chí Nữ, Cầm, Trung... do đồng chí Trương Văn Nhâm trực tiếp làm Bí thư. Trụ sở chính của Tỉnh ủy đặt tại Chùa Dơi (xã Mỹ Long, Cầu Ngang). Có được sự lãnh đạo thống nhất từ Tỉnh ủy, các phong trào cách mạng quần chúng ngày một phát triển mạnh mẽ khắp nông thôn Trà Vinh.
*Nhận xét về tình hình phát triển cách mạng tỉnh Trà Vinh giai đoạn này, Lịch sử Trà Vinh viết: “Từ cuối năm 1934, ở tỉnh Trà Vinh đã thực sự diễn ra bước chuvến biến mới của phong trào đấu tranh cách mạng, Nhiều cuộc Míttinh, biểu tình của đồng bào các dân tộc đã diễn ra. Trung tâm khởi phát của phong trào lúc đầu là quận Càng Long và quận Cầu Ngang, san đó lan tỏa đến quận Châu Thành và các địa bàn khác. Nội dung chủ yếu của các cuộc đấu tranh cách mạng ở Trà Vinh giai đoạn này là đòi tăng lương, giảm giờ làm cho thợ thuyền, trợ cấp cho người thất nghiệp, bỏ thuế cho nông dân, bỏ thuế cho người buôn bán nhỏ, bỏ lệ đi làm xâu, chống lục soát nhà dân, chống bắt người vô cớ, chống khủng bố, ủng hộ Liên bang Xô Viết... Các cuộc đấu tranh diễn ra đặc biệt sôi nổi vào dịp lễ kỷ niệm ngày Quốc tế lao động và kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười...
Nhờ phong trào đấu tranh này mà lực lượng đảng viên và quần chúng cách mạng không ngừng phát triển, là điều kiện để năm 1935, tuy địch mở nhiều cuộc càn quét, đánh phá dữ dội vào các địa bàn trung tâm và các cơ sở cách mạng mà các tồ chức Đảng ở Trà Vinh ít bị thiệt hại. Tỉnh ủy Trà Vinh trụ vững trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo phong trào cách mạng Trà Vinh tiếp tục tiến ỉên trong những năm tháng tiếp sau, chuyển mình vào cuộc đấu tranh bằng nhiều phương thức mới”.
Hơn hai năm trực tiếp xây dựng, củng cố và lãnh đạo các phong trào ở tỉnh Trà Vinh, đồng chí Trương Văn Nhâm đã mưu trí, sáng tạo bền bỉ vượt qua mọi thử thách, mọi sự khủng bố, đàn áp của kẻ thù, đấu tranh chống lại những biểu hiện sai lệch, ngại đấu tranh, trông chờ vào phong trào chung... xuất hiện ở một vài nơi, một vài tổ chức Đảng cơ sở. Qua đó, đưa phong trào cách mạng ở Trà Vinh vươn lên, góp phần xứng đáng vào thành tích chung của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nưóc.
Sự phát triển của Đảng bộ và các phong trào cách mạng tỉnh Trà Vinh những năm 1934, 1935 đã khẳng định ý chí và bản lĩnh của Bí thư Tỉnh ủy Trương Văn Nhâm. Chính do vậy, năm 1936, đồng chí đã được bầu vào Thường vụ Xứ ủy, trực tiếp phụ trách Bí thư Thành ủy Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn, một địa bàn trọng yếu của Nam kỳ và cả nước.

Sưu tầm và biên soạn
NGUYỄN THỊ TRINH

TUYÊN TRUYỀN
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 262
  • Trong tuần: 3 269
  • Tất cả: 8761560

WEBSITE BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TRÀ VINH

Trưởng Ban biên tập: Trần Quốc Tuấn

Chức vụ: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  

Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ TRÀ VINH

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Thái Học, Khóm 4, Phường 1, Thành phố Trà Vinh

Điện thoại: 02943.853574 

Email: btgtutravinh@travinh.gov.vn

Website: tuyengiao.travinh.gov.vn